
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong xu thế hội nhập kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương. |
Không thể nói khác với hội nhập
Các diễn giả chính tại Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản diễn ra sáng 27/10 là những gương mặt quen thuộc trong các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và Nhật Bản.
Đó là TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Giáo sư Shujiro Urata, Cố vấn nghiên cứu cao cấp của Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), đồng thời là giáo sư tại Đại học Waseda (Nhật Bản)
Cả hai vị chuyên gia này đều nhìn thấy các lợi ích của từng nền kinh tế khi thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng.
“Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dù tình huống nào cũng là bước tiến quan trọng cho hội nhập ở châu Á- Thái Bình Dương”, ông Võ Trí Thành nói.
Vì, các sáng kiến hội nhập cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn cao gắn với cải cách sâu rộng sau đường biên giới, qua đó tạo thêm động lực cho hoàn thiện thể chế kinh tế.
Trong những năm qua, nhiều sáng kiến đã được đưa ra nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh TPP, có thể kể tới Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hay Hiệp định thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP).
Ông Utara cũng cho rằng, những sáng kiến này đã góp phần mang lại lợi ích cho Việt Nam và Nhật Bản cũng như các nền kinh tế thành viên, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng cường thương mại nội khối, tham gia và kết nối chặt chẽ hơn vào các mạng lưới sản xuất khu vực...
Dù vậy, những thay đổi đang diễn ra có thể ảnh hưởng tới tiến trình hội nhập khu vực nói chung và việc hiện thực hóa các sáng kiến hội nhập nói riêng đang là mối lo của các giới nghiên ucuws.
Chẳng hạn, xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa, lo ngại về phân bổ lợi ích từ hội nhập kinh tế khu vực… và đặc biệt là những bất định liên quan tới tiến trình đàm phán RCEP và vực dậy Hiệp định TPP.
“Theo tôi, đây là lúc Việt Nam có thể thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương hướng tới xây dựng một môi trường kinh doanh – đầu tư thân thiện, thiết lập các luật chơi chung, ủng hộ toàn cầu hóa... và trên hết là thúc đẩy phát triển bền vững, sáng tạo và bao trùm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, ông Nguyễn Anh Dương, Phó ban Kinh tế vĩ mô (CIEM) bình luận.
Các định chế trung gian như TPP, RCEP... có thể cần được điều chỉnh, song vẫn sẽ là những bước đi không thể thiếu trong tiến trình thúc đẩy hội nhập kinh tế vì thịnh vượng chung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cơ hội của Việt Nam
Đối với riêng Việt Nam, từ năm 1986 tới nay, quá trình cải cách đã được thực hiện dựa trên 3 trụ cột. Môt là cải cách thể chế kinh tế định hướng thị trường. Hai là ổn định kinh tế vĩ mô. Ba là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo lập cơ hội và cải thiện năng lực tận dụng cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân.
Những giai đoạn hội nhập mạnh mẽ nhất cũng là những giai đoạn Việt Nam cải cách sâu rộng nhất và đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
“Tiếp tục hòa mình vào dòng chảy hội nhập vẫn còn nhiều ý nghĩa với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai”, ông Dương khẳng định.
Về vấn đề này, giới nghiên cứu nhấn mạnh, những thay đổi và bất định của hội nhập kinh tế khu vực không làm giảm động lực của Việt Nam tham gia quá trình hội nhập nhằm củng cố cơ hội phát triển bền vững.
“Song song với quá trình thúc đẩy các sáng kiến hội nhập, Việt Nam nên tranh thủ thời gian tăng cường các bước chuẩn bị về khung chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh…”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nói.
Theo đó, hội nhập cần được lồng ghép thực chất hơn vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế trong nước. Việt Nam cũng cần hội nhập một cách chọn lọc hơn và, khi chọn được, cần thể hiện quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ hơn.
Thu được lợi ích nhanh chóng thông qua thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán các sáng kiến hội nhập khu vực như RCEP hay TPP với những điều chỉnh tối thiểu có thể có ý nghĩa quan trọng, thay vì đợi chờ những hiệp định lớn hơn nhưng chậm thực thi và nhiều rủi ro hơn.
“Việt Nam và Nhật Bản cần chủ động, phối hợp song phương và với các đối tác khác nhằm sớm hiện thực hóa các sáng kiến TPP và RCEP. Quá trình này cần củng cố thêm nữa sự ủng hộ từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân, gắn với giải pháp hữu hiệu giảm thiểu tác động bất lợi của hội nhập khu vực tới các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương...”, ông Utara đề xuất.
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản không chỉ dừng ở các chương trình hợp tác song phương, mà có thể tiến tới cùng đối thoại, cùng giải trình và thúc đẩy các sáng kiến hội nhập vì thịnh vượng chung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Chúng tôi sẽ cân nhắc, hoàn thiện bản kiến nghị về Tiếp tục thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương gửi các cấp có thẩm quyền của hai nước”, ông Cung cho biết.

-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới