Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Google “nhắm” đến cộng đồng start-up Việt
Bảo Giang - 26/11/2016 08:16
 
Sau doanh nghiệp nhỏ và vừa, Google bắt đầu nhắm đến cộng đồng khởi nghiệp (start-up) thông qua khởi động một loạt các hội thảo kết nối với doanh nhân trẻ trong lĩnh vực này.

Mới đây, trong buổi thảo luận “Tăng trưởng đột phá” (Growth Hacking) vốn là một phần trong Hội thảo Khởi nghiệp Google (Google Startup Bootcamp) do Google tổ chức tại TP.HCM, 6 công ty khởi nghiệp Việt với cách tiếp cận sáng tạo trong các lĩnh vực thương mại điện tử, kỹ thuật nông nghiệp, bán vé trực tuyến và quản lý chuỗi cung ứng đã được lựa chọn để có cơ hội làm việc trực tiếp với những nhà tư duy kinh doanh dày dạn kinh nghiệm nhất hiện nay của Google.

Tại buổi gặp, các chuyên gia Google đã giới thiệu cho các doanh nghiệp những giải pháp tức thời và khả thi để giải quyết những khó khăn mà họ phải đối mặt trong quá trình điều hành và mở rộng quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam. Những khó khăn cần giải quyết trải dài từ giai đoạn phát triển doanh nghiệp sau khi chào đời cho đến giai đoạn huy động vốn để xây dựng một đội ngũ nhân viên phù hợp.

.
Hội thảo Khởi nghiệp Google

Sự kiện này là một phần trong mối quan hệ hợp tác giữa Google do Quỹ 500 doanh nghiệp khởi nghiệp (500 Startups) chủ trì.

Có thể nói, Việt Nam là một thị trường đang lên trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến việc thu hút những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, thực hiện các thương vụ sáp nhập hay mua lại, hoặc từ bỏ thương vụ, các chuyên gia cho biết những công ty khởi nghiệp Việt thường phải vật lộn sau giai đoạn phát triển ban đầu, tuy nhiên sau đó họ có thể hưởng lợi nhờ vào việc thu thập thêm kiến thức chuyên môn. Google đã hợp tác cùng 500 Startups tiến hành khảo sát và hỗ trợ các doanh nghiệp star-up thu hẹp đáng kể khoảng cách thất bại - thành công này trong bối cảnh kinh doanh hiện nay bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp mới nổi tại Việt Nam cơ hội đối thoại với những cố vấn giàu kinh nghiệm, qua đó giúp các doanh nghiệp này nhanh chóng giải quyết vấn đề khó khăn và hướng tới mục tiêu tăng trưởng lâu dài.

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, Eddie Thai, đối tác liên doanh của 500 Startups cho biết “Những doanh nghiệp Việt Nam có chi phí thấp, sở hữu đội ngũ am hiểu về công nghệ và năng động vốn là những yếu tố quan trọng để khởi nghiệp thành công. Chúng tôi rất tự hào khi là cầu nối giữa các công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn của Việt Nam và trên thế giới.”

Theo kết quả khảo sát gần đây do Temasek và Google kết hợp thực hiện, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam sẽ đạt trị giá 21 tỷ USD vào năm 2020. Để giúp cho các công ty khởi nghiệp nắm bắt được cơ hội này, Google đã kết nối các doanh nghiệp với những nhà tư duy kinh doanh giàu kinh nghiệm như Melissa Nguyen, Giám đốc Giải pháp Tiếp Thị của Google châu Á - Thái Bình Dương. Nguyen có 20 năm kinh nghiệm phát triển kinh doanh ở vị trí giám đốc điều hành và giám đốc tài chính, trong đó có 10 năm làm đầu tư và điều hành doanh nghiệp có cổ phần tư nhân hàng đầu tại Mỹ và Singapore. Trước khi làm việc cho Google, Nguyen bắt đầu sự nghiệp tại một ngân hàng đầu tư. Hiện tại, bà là cố vấn cho các tổ chức hỗ trợ tăng trưởng tại Singapore và là cố vấn cho một trong những công ty khởi nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tài chính của Singapore mang tên Fintech, bà rất háo hức chia sẻ lại những kinh nghiệm quý báu của mình.

Những mô hình starup được Google tiếp cận đợt này chủ yếu nằm trong lĩnh vực công nghệ bao gồm Ahamove; Pretty Tips; Chopp; TicketBox; Mimosatek và Simple Solutions.

Trong đó, Ahamove được thành lập vào năm 2015 tại TP.HCM, Ahamove giúp tìm kiếm giải pháp cho lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng kém hiệu quả. Ahamove hoạt động như một nền tảng kết nối giữa nhà cung cấp và người dùng, tận dụng những nguồn lực dư thừa trong nền kinh tế để tạo ra giá trị cho nhà cung cấp và giảm thiểu chi phí cho người dùng.

Pretty Tips là một ứng dụng độc đáo giúp người dùng khám phá và theo dõi những video hướng dẫn trang điểm, bí quyết dưỡng da, những xu hướng thời trang mới nhất và hơn thế nữa. Người dùng có thể mua sản phẩm dựa trên những bí quyết mà họ yêu thích.

Chopp là một dịch vụ mua sắm và giao hàng các sản phẩm tạp hoá, thực phẩm theo yêu cầu cá nhân và sẽ giao hàng tận nơi trong vòng một tiếng đồng hồ. Chopp không phải là nhà bán lẻ của các cửa hàng tạp hoá hay của các công ty bán hàng khác.

TicketBox là nền tảng bán vé trực tuyến và quản lý sự kiện giúp người dùng mua bán vé của các sự kiện dễ dàng hơn.

Mimosatek là công ty khởi nghiệp ứng dụng mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things) để phát triển một nền tảng vững chắc trong kỹ thuật nông nghiệp, qua đó hỗ trợ nông dân tối ưu hoá được năng suất cây trồng và giảm thiểu rủi ro.

Simple Solutions, được thành lập vào năm 2012, một công ty khởi nghiệp được quỹ đầu tư RedGarage Ventures (Coca-Cola) góp vốn, nhắm đến việc xây dựng những điểm bán hàng dựa trên nền tảng website tốt nhất và phần mềm quản lý tài sản tồn kho cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

500 Startups là một quỹ đầu tư liên doanh và hỗ trợ khởi nghiệp toàn cầu có trụ sở tại Silicon Valley. Chúng tôi đã đầu tư vào hơn 1.500 công ty khởi nghiệp công nghệ từ năm 2010 bao gồm Credit Karma, Grab, Twilio (Tên trên sàn giao dịch chứng khoán New York: TWLO) và Wildfire.
Sau Flappy Bird và JoomlArt, DesignBold sẽ là startup Việt cả thế giới phải chú ý?
Founder của startup cho biết: "Chưa đạt được 50.000 USD/1 ngày như FlappyBird của Hà Đông, nhưng điều thú vị là DesignBold không phải là hiện...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư