
-
Vấn nạn quảng cáo "nổ" thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Xử mãi không hết!
-
Uống nhầm hóa chất khiến hai người nhập viện cấp cứu
-
Các cơ sở y tế ứng phó với nguy cơ viêm gan bí ẩn xâm nhập
-
Hy vọng cho những bệnh nhân khó khăn mắc các bệnh về mắt -
TP.HCM: Tăng cường quản lý đối với sản phẩm chứa Methanol tại cơ sở kinh doanh dược -
Tin mới về dịch bệnh ngày 14/5: Không quá hoang mang vì viêm gan bí ẩn
UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tiêm vaccine phòng, chống dịch COVID-19.
Theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội, đến ngày 31/12/2020, dân số địa bàn thành phố là 8.317.640 người và 605.698 người ngoại tỉnh lưu trú.
![]() |
Hình minh họa |
Tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 18-65 tuổi - là độ tuổi có chỉ định tiêm vaccine AstraZeneca theo hướng dẫn của nhà sản xuất (độ tuổi trên 65 tuổi thận trọng khi chỉ định tiêm) chiếm 62,3%. Tuy nhiên, theo thống kê nhanh từ các đợt tiêm vaccine AstraZeneca vừa qua, tỷ lệ tiêm đạt khoảng 70% (có 30% đối tượng có chống chỉ định tiêm hoặc không đến tiêm).
Về thời gian tiêm, kế hoạch nêu, trong năm 2021, triển khai chiến dịch ngay khi tiếp nhận vaccine đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu. Thời gian cụ thể theo các đợt phân bố vaccine của Bộ Y tế và nguồn cung ứng vaccine (nhập khẩu và sản xuất trong nước) của thành phố Hà Nội.
Khi nguồn vaccine chưa đủ, Thành phố sẽ phân bổ số lượng vaccine cho các quận, huyện, thị xã theo thứ tự ưu tiên: có ca F0 mới, có nhiều khu công nghiệp, có mật độ dân cư cao, có nhiều địa điểm thường tập trung đông người, nhiều ngành nghề dịch vụ, nhiều trường học, giáp ranh các tỉnh có dịch bệnh diễn biến phức tạp, cửa ngõ giao thông đi lại, có khu cách ly tập trung... Khi có đủ vaccine, sẽ triển khai đồng loạt trên toàn Thành phố.
Ngoài ra, căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh thực tế tại thời điểm triển khai chiến dịch tiêm chủng, Thành phố sẽ có điều chỉnh, ưu tiên cụ thể cho từng địa phương nhằm đảm bảo tối ưu nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh với nguyên tắc: Ưu tiên tiêm trước cho các nhóm đối tượng ở các quận, huyện đang có dịch (theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ).
Kế hoạch cũng đề cập nguyên tắc tiêm mũi 1 bằng loại vaccine nào thì tiêm trả mũi 2 bằng loại vaccine đó. Tuy nhiên, trong khi nguồn cung vaccine hạn chế và theo hướng dẫn của Bộ Y tế, với người được tiêm mũi 1 bằng vaccine của AstraZeneca, có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine của Pfizer, trong khoảng cách từ 8 - 12 tuần sau tiêm mũi 1.
“Vaccine có hạn sử dụng ngắn cấp phát trước. Để tránh thắc mắc, khiếu nại, đảm bảo công bằng, minh bạch trong phân bổ vaccine cho các quận, huyện, thị xã sẽ tăng cường công tác truyền thông tới các cấp chính quyền và người dân để đồng thuận theo chủ trương của Thành phố”, văn bản nêu.
Cũng theo kế hoạch, Thành phố sẽ phân bố chỉ 1 loại vaccine tại cùng thời điểm; các đơn vị triển khai tiêm hết loại vaccine này mới chuyển sang loại vaccine khác, nhưng phải dự trù đảm bảo tiêm đủ 2 mũi vaccine cùng loại cho 1 người và tại mỗi điểm tiêm chủng chỉ tiêm 1 loại vaccine ở cùng 1 thời điểm để tránh người dân thắc mắc.

-
Tin mới về Covid-19 ngày 16/5: TP.HCM chuẩn bị tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 4 -
Chuyên gia lý giải về hội chứng thị giác màn hình do ảnh hưởng của Covid-19 -
Không thanh toán bảo hiểm y tế với máy đặt, máy mượn: Bộ Y tế nói gì? -
Tin mới về dịch bệnh ngày 15/5: Khám, tư vấn hậu Covid-19 cho hơn 1 triệu người -
Hy vọng cho những bệnh nhân khó khăn mắc các bệnh về mắt -
TP.HCM: Tăng cường quản lý đối với sản phẩm chứa Methanol tại cơ sở kinh doanh dược
-
EVNNPT phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toán vệ sinh lao động năm 2022
-
Herbalife Việt Nam thưởng nóng cho 30 Huy chương Vàng đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam
-
C.P. Việt Nam đồng hành hỗ trợ thực phẩm cho các tình nguyện viên tại SEA Games 31
-
C.P. Việt Nam chuyển đổi số công tác nhân sự với giải pháp SAP SuccessFactors
-
ThaiBinh Seed đoạt giải Nhì Hội thi VIFOTEC với giống ngô nếp TBM18
-
Tập đoàn Amway: Một thập kỷ liên tục giữ “ngôi vương”