
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do
-
Động lực giải ngân đại dự án
-
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025
Tại Hội nghị, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, Công ty đã và đang triển khai hàng loạt công việc để chuẩn bị tiếp nhận, vận hành và khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
![]() |
Ảnh minh hoạ (Internet) |
Cụ thể, triển khai hoàn thiện hành lang pháp lý cho vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông thông qua việc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để góp ý các thông tư, nghị định về hoạt động của đường sắt đô thị; Đồng thời, cùng Sở Giao thông vận tải hoàn chỉnh các quy định về công tác quản lý, bảo trì và vận hành khai thác…
Bên cạnh đó, thông qua chính sách gia vé, công tác chuẩn bị về nhân lực và cùng với chủ đầu tư và tổng thầu hoàn thiện các quy trình về vận hành, bảo trì phục vụ cho quá trình vận hành thử.
Ông Trường khẳng định, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là dự án trọng điểm quốc gia nên trước khi đưa vào hoạt động, sẽ có Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước để nghiệm thu công trình, trang thiết bị và cả nhân lực. Cùng với đó, sẽ có cơ quan chuyên gia độc lập của Pháp kiểm định chất lượng của công trình trước khi chính thức đưa vào chạy thử.
Giám đốc Metro Hà Nội cũng thông tin về việc điều chỉnh các tuyến buýt mới là các phương án ban đầu, nhằm cắt giảm diện tích mặt đường bị lãng phí khi có đường sắt trên cao và không có chuyện cấm buýt để đường sắt độc quyền.
"Ở đầu Cát Linh vẫn có 7 tuyến xe buýt kết nối. Ở Yên Nghĩa là 11 tuyến, rất thuận tiện cho người dân. Một phút là có xe buýt ngay, chậm nhất là 2 phút. Mỗi nhà ga dọc đường có tối thiểu từ 2-3 tuyến xe buýt kết nối", ông Trường nói.
Đánh giá về hiệu quả kinh tế của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Giám đốc Metro Hà Nội nhấn mạnh, tất cả các dự án đầu tư vào hạ tầng, nhất là đường sắt đô thị như tuyến Cát Linh - Hà Đông là dự án đầu tư vào lĩnh vực công ích nên nếu như đứng trên góc độ hiệu quả tài chính là rất thấp.
“Hiệu quả của nó phải được đánh giá trên quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp. Tức là vấn đề về chống ùn tắc giao thông, chống ô nhiễm, thúc đẩy phát triển ở khu vực hành lang của tuyến", ông Trường khẳng định.
Trước đó, ngày 14/2, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Tổng thầu Trung Quốc đã đề xuất kết thúc chạy thử dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào cuối quý 1/2019 và phấn đấu thử nghiệm chở khách trong tháng 4/2019.
Trên tuyến có 12 nhà ga trên cao, gồm: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê và Yên Nghĩa.
Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến.
Giá vé lượt thấp nhất là 8.000 đồng; vé ngày là 30.000 đồng/ngày; vé tháng cho hành khách phổ thông là 200.000 đồng/tháng.

-
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án -
Tập đoàn Trung Nam hợp tác cùng Power China sản xuất trụ, cánh điện gió tại Ninh Thuận -
Kỳ vọng chính sách “khoán 10” trong đầu tư đường sắt
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới