-
Làm lạnh bền vững và xu hướng chuyển đổi xanh -
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức? -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, giai đoạn 2021-2025, Thủ đô dành khoảng 14.000 tỷ đồng đầu tư cho lĩnh vực phát triển văn hóa. |
Phát biểu tại phiên thảo luận chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”, thuộc Hội thảo Văn hóa 2022, sáng 17/12, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, với một mục tiêu là biến công nghiệp văn hóa trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp xứng đáng cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của Thủ đô.
“Nhưng điều quan trọng hơn là Nghị quyết nhằm định vị thương hiệu của Thủ đô Hà Nội là một thành phố văn hóa, một thành phố sáng tạo. Bởi, Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của cả nước tham gia mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Chính vì vậy, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho hay, trong Nghị quyết này, Thành phố Hà Nội đã xác định 8 nhiệm vụ giải pháp. Trong đó xác định vấn đề rất quan trọng đối với việc phát triển công nghiệp văn hóa là thành phố có vai trò định hướng cũng như tạo ra môi trường thuận lợi, còn chủ thể cho việc phát triển công nghiệp văn hóa chính là nghệ sĩ, nghệ nhân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá.
“Do đó, những nhu cầu, nguyện vọng của các nghệ sĩ, của giới nghệ nhân cũng như của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa luôn luôn được thành phố Hà Nội lắng nghe và tìm cách tháo gỡ”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Phong, trên thực tế, theo thể chế hiện nay với thẩm quyền của thành phố làm được đến đâu thì chúng tôi đã cố gắng ở mức độ cao nhất. Tuy nhiên còn vướng rất nhiều những quy định pháp luật khác mà ngoài phạm vi của thành phố.
Toàn cảnh phiên thảo luận. |
“Để tạo dựng được những thương hiệu của thành phố thì phải thông qua các sự kiện và các sự kiện thì không phải chỉ trong nội bộ của thành phố mà dần dần nó phải trở thành thường niên và có tính chất quốc tế. Có như vậy chúng ta mới có điều kiện xuất khẩu văn hóa ngay tại chỗ, cũng như mở rộng cơ hội giao lưu và hợp tác quốc tế. Từ đó làm cho đời sống văn hóa cũng như thị trường văn hóa Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu của người dân ngày càng cao”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội bày tỏ.
Bên cạnh đó, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, Thành phố Hà Nội cũng rất mong muốn phối hợp với các doanh nghiệp, các nghệ sĩ, nghệ nhân để tiếp tục có thêm những sản phẩm văn hóa mới.
Để thực hiện nghị quyết về văn hóa của Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành một kế hoạch với 45 nhiệm vụ và trong đó có tới khoảng 10 nhiệm vụ là liên quan đến câu chuyện sửa đổi các chính sách, cải cách hành chính, tạo điều kiện để cho môi trường văn hóa phát triển hơn. Thành phố Hà Nội cũng xác định tổ chức khoảng 30 sự kiện văn hóa lớn được tổ chức thường niên trong năm, kể cả trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, Thủ đô Hà Nội cũng đã xác định dành nguồn lực ở mức độ cao nhất trong khả năng của thành phố, trong giai đoạn từ 2021 đến 2025 với khoảng 14.000 tỷ đồng đầu tư riêng cho lĩnh vực phát triển văn hóa nói chung, trong đó có cả văn hóa vật thể và phi vật thể.
Dù hành trình phát triển văn hoá còn nhiều khó khăn, nhưng thông qua những hội thảo như hôm nay, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội hy vọng từng bước, các điểm nghẽn, nhất là về thể chế, chính sách sẽ được tháo gỡ, từ đó tạo ra nguồn lực cho phát triển.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội một lần nữa khẳng định, nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là nguồn lực sáng tạo của giới nghệ sĩ và nghệ nhân của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung là không có giới hạn và nếu chúng ta khơi thông được thì chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.
-
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Nội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025