-
Doanh nghiệp cảng biển trước cơ hội bứt tốc -
Chính phủ thống nhất trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
EVNSPC: Đóng điện thành công 3 công trình 110 kV trước Tết Ất Tỵ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 22/1/2025 -
Chi hơn 19 tỷ USD nhập thép và sản phẩm từ sắt thép -
Kết thúc năm 2024, D2D ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3,4 lần so với năm trước
Sản xuất công nghiệp tăng 4,6%
Ngay sau thời gian trầm lắng do “cơn cuồng phong” Covid-19 lần thứ 4 bùng phát và giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội đã phục hồi trở lại.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Chiến Thắng cho biết, đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã cơ bản phục hồi sản xuất, nhiều doanh nghiệp đạt công suất 80-90%.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, tháng 11 vừa qua, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi, các doanh nghiệp tập trung đẩy nhanh tiến độ sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân những tháng cuối năm, dịp Tết Dương lịch năm 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp Thành phố Hà Nội tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 ước tính tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,1%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 6,6%; khai khoáng tăng 3,5%.
Một số ngành sản xuất chế biến, chế tạo có chỉ số IIP 11 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 17,4%; trang phục tăng 16,3%; xe có động cơ tăng 14,1%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,1%.
Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng 11 ước tính tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm nay, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 11 ước tính đạt 4.533 tỷ đồng, tăng 16,1% so với tháng trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, vốn thực hiện đạt 36,9 nghìn tỷ đồng, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 72,8% kế hoạch năm.
Đặc biệt, dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, có chiều dài trên cao hơn 13 km, tổng mức đầu tư 18 nghìn tỷ đồng đã chính thức đưa vào khai thác sử dụng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Thủ đô khi đi vào hoạt động.
Dự án không chỉ giúp cho môi trường trở nên trong sạch hơn, hạn chế khói bụi và giảm thiểu ô nhiễm do xe cộ gây ra mà còn giúp người dân thuận tiện hơn trong việc di chuyển, đặc biệt là rút ngắn thời gian và tiết kiệm được chi phí đi lại.
Tháng 11, Thành phố Hà Nội có 27 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 14 triệu USD. Bên cạnh đó, có 11 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt 29 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 35 lượt, đạt 15 triệu USD.
Lũy kế 11 tháng năm 2021, toàn Thành phố thu hút 1,3 tỷ USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 330 dự án với số vốn đạt 210,6 triệu USD; 110 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 634 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 436 lượt, đạt 426 triệu USD.
Trong tháng 11, thành phố có 2.513 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 40,4 nghìn tỷ đồng, tăng 96%. Cộng dồn 11 tháng năm 2021, Hà Nội có 22,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 307,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2%; 9,5 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 64%.
Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.
Doanh nghiệp tăng tốc
Theo ghi nhận của phóng viên, sau khi thành phố Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, các doanh nghiệp đã tăng tốc sản xuất để đảm bảo trả các đơn hàng cũ cũng như đơn hàng mới, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng cao.
Ông Đàm Tiến Thắng cho biết, dù còn gặp khó khăn về chi phí nguyên vật liệu, nhân công… nhưng các doanh nghiệp đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để tăng doanh số, tạo việc làm cho công nhân và đặc biệt là giữ khách hàng.
Ở 9 Khu công nghiệp tại Hà Nội, lượng doanh nghiệp hoạt động lại bình thường đã đạt trên 95%. 661 doanh nghiệp đã thành lập Ban chỉ đạo Covid-19 tại doanh nghiệp với 3.600 tổ COVID an toàn. Việc phủ sóng vắc xin mũi 1 đạt 97%; mũi 2 đạt 48% số đã tiêm mũi 1.
Để phục hồi sản xuất, các doanh nghiệp đề xuất chính quyền Thành phố Hà Nội một số biện pháp như: Giảm, giãn, gia hạn thuế, giảm lãi suất, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh; các chính sách phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong nước… nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam cho rằng, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh rất khó khăn hiện nay, cần có một số giải pháp mang tính cấp bách, đột phá.
Đó là, chủ động rà soát, sửa đổi ngay những quy định, chính sách đang là rào cản hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; loại bỏ các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp thực tiễn…
“Các cơ chế, chính sách mới có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trong trung và dài hạn, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi nhanh, giúp doanh nghiệp ngăn chặn tình trạng mất thanh khoản, giải thể...”, ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.
Về các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Thành phố giao các Sở liên quan, Trung tâm xúc tiến đầu tư… để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đôn đốc các dự án đầu tư trên địa bàn; đồng thời Hà Nội đang nỗ lực cải cách hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.
“Về chính sách hỗ trợ lĩnh vực du lịch, thành phố đã giao ngành du lịch có chính sách riêng, phù hợp theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống hiệu quả dịch Covid-19”, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nói.
Ở góc độ quản lý nhà nước ngành Công Thương Thủ đô, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm vào các chuỗi cung ứng toàn cầu...
Cùng với đó, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục chú trọng giải quyết nhanh các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng kịp thời cơ hội sản xuất, kinh doanh.
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ ba, HĐND Thành phố khóa XVI, năm 2022, Thành phố sẽ tập trung thực hiện các giải pháp phát triển ngành công nghiệp, cụ thể là xây dựng, triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu và cổng thông tin kết nối doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội; Đề án chuyển đổi số cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp.
Thành phố sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng và đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp; xây dựng 23/43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động khuyến công theo Chương trình khuyến công quốc gia và Thành phố, tạo khoảng 500-700 mẫu thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ khoảng 450-500 lượt doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế…
-
Chi hơn 19 tỷ USD nhập thép và sản phẩm từ sắt thép -
Xuất nhập khẩu với khu vực thị trường CPTPP vượt 102 tỷ USD -
Năm 2024, Sonadezi Châu Đức (SZC) báo lãi hơn 300 tỷ đồng -
Kết thúc năm 2024, D2D ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3,4 lần so với năm trước -
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa -
Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh -
Việt Nam - Hoa Kỳ đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuế cá tra, basa tại WTO
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa