-
Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024: Thúc đẩy nông nghiệp hiện đại và kết nối thị trường -
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025
Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, nhằm đảm bảo cung cầu hàng hóa, tạo điều kiện cho người dân Thủ đô mua sắm hàng hóa đảm bảo chất lượng trong dịp Tết, gắn với công tác bình ổn thị trường Tết và thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", thời gian qua UBND Thành phố, Sở Công thương, các sở, ngành, đơn vị đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai.
Hà Nội đảm bảo cung cầu hàng hoá tết 2020 |
Kết quả đã vận động được 23 doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký tham gia chương trình dự trữ lượng hàng hóa phục vụ 2 tháng trong dịp Tết, với tổng giá trị lên đến 121.510 tỷ đồng. Con số này cao gấp 15 lần so với kế hoạch. Đồng thời tổ chức đưa hàng bình ổn đến 11.800 điểm bán hàng, tăng 1.112 điểm bán và 3 tổ chức tín dụng tham gia với tổng hạn mức đăng ký trên 1.300 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi.
Cũng theo bà Lan, trong công tác chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết 2020, các doanh nghiệp đều có kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết, tăng trung bình từ 7-25% so với Tết 2019. Ngoài mặt hàng thịt lợn, các mặt hàng thiết yếu khác đảm bảo dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp Tết Nguyên đán 2020.
Riêng về nguồn cung mặt hàng thịt lợn, nhu cầu 2 tháng Tết khoảng 44.600 tấn hơi/tháng. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm 2019 nên hiện nay, nguồn cung thịt lợn phục vụ Tết trên địa bàn nói chung và từ các tỉnh, thành phố có chăn nuôi lợn giảm mạnh.
Qua theo dõi tình hình thị trường, tại một số hệ thống siêu thị trên địa bàn Thành phố như Vinmart, Intimex, Hapro... và tại một số chợ, thịt lợn bán ra từ đầu tháng 12/2019 tiêu thụ chậm, lượng bán giảm từ 5%-20% so với tháng 11/2019. Thời điểm hiện tại người dân cũng chủ động sử dụng các thực phẩm thay thế khác như thịt gia cầm, thủy sản... Cụ thể, các mặt hàng thay thế thịt lợn của tháng 12 tăng lên so với tháng 11, trong đó thịt gà tăng 10%-15%; thịt bò tăng 4%, thủy hải sản tăng 12%...
Ngoài ra, Sở Công thương phối hợp tổ chức 9 phiên chợ Việt, 300 chuyến bán hàng lưu động, Hội chợ hàng Việt... hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng phục vụ nhân dân trên địa bàn. Đồng thời tổ chức hoạt động kết nối cung cầu, tạo nguồn hàng đảm bảo cung cầu hàng hóa phục vụ Tết với Sở Công thương các tỉnh, thành phố.
Từ nay đến Tết Nguyên đán, với 23 đơn vị tham gia bình ổn đăng ký lượng hàng hóa bình ổn trong 2 tháng Tết với tổng giá trị hơn 121.000 tỷ đồng, tương ứng số lượng một số mặt hàng thiết yếu là: Khoảng 18.000 tấn lương thực, 6.124 tấn thịt lợn, 762 tấn thịt gà...
Bên cạnh đó, Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức 5-7 tuần hàng trái cây, nông sản của các tỉnh tại Hà Nội, các hoạt động kết nối với các tỉnh Hà Giang, Nam Định, Lâm Đồng, Lào Cai... về phục vụ nhân dân trong dịp Tết.
-
Dư địa lớn cho hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ -
Hà Nội, Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản đặc sản -
Doanh nghiệp có kế hoạch cung ứng hàng sớm cho thị trường -
SASCO khai trương phòng chờ The SENS Leisure Lounge tại sân bay quốc tế Phú Quốc -
Khám phá tinh hoa ẩm thực tại Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam -
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng