
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm
-
Chặn nhân tố gây lạm phát
-
Lập Tổ công tác tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình
-
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR index) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018 (SIPAS).
![]() |
Ảnh minh họa (Internet) |
Theo Kết quả PAR index năm 2018 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng công bố tại Hội nghị, kết quả Chỉ số Cải cách hành chính 2018 của các Bộ được chia thành 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất đạt kết quả trên 80% gồm 14 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ và các bộ Tài chính, Tư pháp, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công thương, Ngoại giao, Khoa học & công nghệ, Nội vụ, Tài nguyên & Môi trường, Lao động – Thương binh & Xã hội, Giáo dục & Đào tạo, Văn hóa – Thể thao & Du lịch, Kế hoạch & Đầu tư.
Nhóm thứ hai đạt kết quả từ trên 70% đến dưới 80% gồm 4 bộ: Xây dựng, Thông tin & Truyền thông, Y tế, Giao thông vận tải.
Theo kết quả được công bố, năm 2018 không có bộ nào có kết quả Chỉ số Cải cách hành chính dưới 70%, tuy nhiên chỉ có 8 bộ có Chỉ số Cải cách hành chính trên mức trung bình. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt Chỉ số Cải cách hành chính năm 2018 cao nhất với 90,57%; Bộ Giao thông vận tải đạt thấp nhất với 75,13%.
Bên cạnh đó, kết quả Chỉ số Cải cách hành chính năm 2018 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân thành 4 nhóm: Nhóm A đạt kết quả từ 80% trở lên, gồm 9 tỉnh, thành phố; nhóm B đạt từ 75% đến dưới 80%, gồm 36 tỉnh, thành phố; nhóm C đạt từ 70% đến dưới 75%, gồm 15 tỉnh, thành phố; nhóm D đạt dưới 70%, 3 tỉnh, thành phố.
Đáng chú ý, Quảng Ninh tiếp tục giữ vững ngôi vị dẫn đầu bảng xếp hạng với kết quả Chỉ số đạt 89,06%; TP. Hà Nội tiếp tục đứng vị trí thứ hai với kết quả 83,98%. Tiếp đó lần lượt là Đồng Tháp 83,71%; Đà Nẵng 83,7%; Hải Phòng 83,68%. Trong năm 2018 không có địa phương đạt kết quả Chỉ số Cải cách hành chính dưới 60%.
Với kết quả phát triển kinh tế xã hội, Hà Nội đang triển khai nhiều chương trình tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng lĩnh vực văn hóa xã hội tương xứng với phát triển kinh tế và giá trị truyền thống của Thủ đô.
Trong những năm qua, Hà Nội đã thực hiện cùng lúc nhiều chương trình công nghệ thông tin trên toàn địa bàn. Trong đó, tập trung vào xây dựng mối liên hệ giữa các cơ quan ban ngành, ứng dụng số hoá giúp tiết kiệm thời gian, chí phi và nâng cao hiệu quả làm việc với nhân dân và doanh nghiệp. Hà Nội hướng tới mục tiêu đưa dịch vụ số đến với mọi người, ở bất kỳ đâu.

-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình -
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu -
Dồn sức cho “kỳ họp lịch sử” của Quốc hội -
Quý I/2025, GRDP Quảng Ninh tăng 10,91% -
Bộ Công thương: Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt là không công bằng -
Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu quan điểm về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort