
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus
-
Sẽ tiếp tục rút ngắn quy trình, thủ tục để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài
-
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Sửa Luật, giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử
-
Thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí -
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao
![]() |
Hà Nội đang có 283 dự án chậm triển khai, trong đó có nhiều dự án đã chậm đến 10 năm |
Sáng nay (13/8), Thường trực HĐND TP. Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, toàn thành phố có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai, trong đó có 76 dự án chậm triển khai từ 5-10 năm. Tuy nhiên, đoàn giám sát của HĐND TP. Hà Nội cho rằng số liệu cho thấy Hà Nội đang có tới 283 dự án chậm triển khai thay vì con số 61 dự án như Sở Tài Nguyên Môi trường báo cáo.
Cụ thể, Khu đô thị mới Thịnh Liệt của Tổng công ty xây dựng Licogi rộng 35 ha, chậm tới 14 năm; Khu đô thị mới Cầu Bươu (huyện Thanh Trì) của Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) rộng 20 ha, Khu đô thị Văn La (quận Hà Đông) của Sông Đà Sudico rộng 10,6 ha chậm tiến độ 11 năm.
Một loạt dự án chậm 10 năm như Dự án Làng Việt cổ Hoài Đức ở La Phù (huyện Hoài Đức) rộng 23,4 ha, Dự án khu đô thị AIC Mê Linh tại xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) của CTCP Bất động sản AIC rộng tới 94 ha, Khu đô thị Mai Linh tại xã Song Phương và Tiên Yên, diện tích 139 ha...
Ngoài ra, HĐND TP. Hà Nội còn chỉ ra trên địa bàn Thủ đô có 37 dự án sử dụng đất sai mục đích. Điển hình như dự án xây dựng khách sạn trên khu đất 15-17 phố Ngọc Khánh (quận Ba Đình) bị bỏ hoang hơn 10 năm. Khu đất này từng được giao cho Công ty TNHH Pacific Thăng Long.
Dự án ở số 201 Trường Chinh (quận Đống Đa) được giao cho Công ty cổ phần Đầu tư TSG Việt Nam làm trung tâm thương mại đã 9 năm nhưng bị biến tướng thành nhà hàng rộng 2.000 m2.
Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các Dự án chậm triển khai, chậm tiến độ nhiều năm liền.
Cụ thể là việc rà soát, hoàn thiện và điều chỉnh lại quy hoạch từ quy hoạch chung Thủ đô đến các quy hoạch phân khu sau thời điểm Hà Nội mở rộng. Ngoài ra, sự thay đổi của các cơ chế, chính sách cũng là một nguyên nhân một số Dự án chậm triển khai.
Cũng theo ông Quyền, giai đoạn 2012- 2017, sự suy giảm của thị trường bất động sản khiến một số chủ đầu tư không hào hứng trong triển khai Dự án hoặc khó khăn trong triển khai Dự án. Với nhóm nguyên nhân này, Sở KH&ĐT đang cùng các cơ quan liên quan rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho DN hoặc có giải pháp mạnh hơn với các chủ đầu tư chậm triển khai.
Giải phóng mặt bằng cũng là một nguyên nhân quan trọng. Luật Đất đai 2013 quy định, trước năm 2013 thực hiện thu hồi đất rồi GPMB. Sau 2013, GPMB rồi mới thu hồi đất. Tin thần luật là bám sát vào thị trường. "Kết quả giám sát của HĐND giúp cho chúng tôi có các phương pháp nghiên cứu, tháo gỡ và đề xuất giải pháp với các Dự án vi phạm", ông Quyền nói.
Về giải pháp cụ thể, sau phiên giải trình này, Sở KH&ĐT sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá từng nhóm Dự án để có giải pháp. Sở sẽ tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư, tăng cường thanh kiểm tra, xây dựng rõ quy trình nội dung, gắn trách nhiệm cụ thể của các ngành các cấp. Triển khai giám sá đánh giá chưa có hệ thống đồng bộ.
Ông Quyền cũng nhấn mạnh đến việc phối hợp, liên thông cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở KH&ĐT, Cục Thuế.... để xem xét và rà soát các dự án tốt hơn.

-
Thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí -
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao -
Trình Quốc hội sửa Luật Ngân sách nhà nước, tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng -
Gắn biển công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính, Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn TP. Hải Phòng -
Thúc đẩy hợp tác cấp địa phương giữa Hà Nội và Liên bang Nga -
Củng cố quan hệ chiến lược Việt - Nga qua hợp tác y tế công nghệ cao -
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động