-
Cả gia đình nhập viện cấp cứu vì nhiễm khuẩn sau mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 3/10: Kết nối, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe của người lái xe -
Hà Nội siết chặt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm quanh cổng trường học -
Giảm đau đớn cho bệnh nhân mắc thoái hoá khớp gối -
Hợp tác nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân ung thư -
Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng
Ca thứ nhất là cụ ông 80 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm bị gạch rơi vào người chảy máu, được Trung tâm cấp cứu 115 đưa vào nhập viện. Sau khi chụp chiếu, các bác sỹ xử trí vết thương ổn định, do vết thương không quá nặng, gia đình xin về nhà theo dõi.
Hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. |
Ca thứ hai vào nhập viện chiều nay trong tình trạng chấn thương sọ não. Người nhà bệnh nhân cho biết, trong lúc mưa bão, bệnh nhân trèo lên mái tôn và bị rơi xuống đất. Ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được chuyển thẳng lên phòng mổ cấp cứu.
Để ứng phó với bão số 3, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cử lực lượng ứng trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân 24/24. Ngoài ra, công tác tiếp nhận cấp cứu, điều trị, phẫu thuật cho các bệnh nhân khác vẫn diễn ra bình thường.
Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, đến hiện tại, Bệnh viện Bạch Mai chưa tiếp nhận ca cấp cứu nào do mưa bão vào viện mà chỉ có các ca cấp cứu bệnh lý.
Theo PGS.Cơ, trong hôm nay, Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện can thiệp, mổ cho nhiều bệnh nhân nặng như: Can thiệp tim mạch (nhồi máu cơ tim), mổ cấp cứu sỏi mật và can thiệp nội khoa cho một số bệnh nhân.
Trung tâm Cấp cứu A9 vẫn tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu từ các nơi chuyển đến. Các đội cấp cứu lưu động túc trực sẵn sàng lên đường chi viện cho các địa phương khi có yêu cầu.
Hội đồng chuyên môn của Bệnh viện Bạch Mai sẵn sàng hội chẩn hỗ trợ chuyên môn từ xa khi có đề xuất từ các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão với những ca bệnh nặng, bệnh khó. Lực lượng hậu cần đội mưa chống bão đã chuẩn bị những suất ăn nóng hổi được phục vụ tận giường người bệnh.
Còn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, theo TS.Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện, đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện chưa tiếp nhận bất cứ bệnh nhân tai nạn nào liên quan đến mưa bão từ tuyến dưới chuyển đến. Còn lại các ca cấp cứu và mổ cấp cứu vẫn được thực hiện như thường quy ở bệnh viện.
Để đảm bảo công tác khám chữa bệnh thông suốt trong mưa bão, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế có văn bản đã đề nghị các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số xe cấp cứu, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho tối thiểu 2 đội cấp cứu lưu động (lưu ý các cơ số phục vụ cấp cứu chấn thương), đội cấp cứu lưu động có quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể, kèm danh sách liên lạc, trực 24/24 sẵn sàng ứng cứu cho các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão khi được lệnh điều động.
Bố trí lãnh đạo Sở trực chỉ huy 24/24, chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng cho các tình huống khẩn cấp trước, trong và sau bão.
Công bố số điện thoại đường dây nóng chỉ huy cho các đơn vị và bảo đảm liên lạc thông suốt 24/24h để kịp thời điều hành các đơn vị trực thuộc sẵn sàng tham gia ứng cứu khi được điều động; rà soát bảo đảm bệnh viện an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với từng bệnh viện trong khu vực dự báo bị ảnh hưởng của bão: Chủ động sơ tán người bệnh và các trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ người bệnh tới các tòa nhà kiên cố có khả năng chịu được tác động mạnh của bão; Chuyển người bệnh nặng, phương tiện máy thở và phương tiện hồi sức cấp cứu khác lên tầng cao để tránh ngập lụt.
Chuẩn bị máy phát điện dự phòng và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian bị cắt điện trong và sau bão, chuẩn bị các phương án để máy phát điện dự phòng được an toàn không bị ngập lụt ngừng hoạt động hoặc các phương án máy phát điện dự phòng cơ động để thay thế.
Chuẩn bị bổ sung cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu chấn thương trực tiếp, hoặc gián tiếp do sập, vùi lấp và ứng phó với tình huống thương vong hàng loạt.
Chuẩn bị các phương án, cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và nhân lực để sẵn sàng thiết lập trạm cấp cứu dã chiến tại các khu vực có địa hình cao tránh ngập lụt.
Huy động toàn bộ nhân lực bệnh viện tham gia thường trực hỗ trợ cấp cứu thương vong hàng loạt tại bệnh viện và ngoại viện; Tập trung phân loại người bị nạn để ưu tiên trong công tác cấp cứu đối với tình huống khẩn cấp, phân luồng người bệnh nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa để tránh lây nhiễm thêm dịch bệnh trong bệnh viện.
-
Hà Nội siết chặt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm quanh cổng trường học -
Giảm đau đớn cho bệnh nhân mắc thoái hoá khớp gối -
Hợp tác nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân ung thư -
Kết nối tiềm năng phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong y tế -
Tin mới y tế ngày 2/10: Trẻ suy dinh dưỡng nặng do mắc tim bẩm sinh -
Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng -
Thông tin mới nhất về vụ nhiều học sinh nhập viện sau khi uống nước ngọt ở cổng trường
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam