
-
Thủ tướng duyệt Dự án thành phần 1 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 19.965 tỷ đồng
-
Chính thức cho xe ô tô lưu thông trên 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
-
Bình Định bố trí 750 tỷ đồng tham gia Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
-
Động thái mới tại tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vốn 8,37 tỷ USD
-
[Ảnh] Những dự án hạ tầng đầu tư BOT, BT tạo sức bật cho TP.HCM -
Đầu tư 71.150 tỷ đồng xây đường kết nối Sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội
![]() |
Ngập úng tại khu vực đường Phùng Hưng (Hà Đông) sau trận mưa lớn ngày 25/5. Ảnh: Khánh Huy |
Tình trạng ngập úng mỗi khi có mưa lớn xuất phát từ nguyên nhân hệ thống thoát nước thiếu và yếu. Vậy thời gian qua, Hà Nội đã đầu tư cho việc chống úng ngập đô thị theo quy hoạch như thế nào?
Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 725/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thoát nước Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Hà Nội được xác định 3 vùng tiêu thoát nước đô thị là Tả Đáy, Hữu Đáy và bắc Hà Nội. Trong vùng Tả Đáy lại chia 6 lưu vực: Sông Tô Lịch, Đông Mỹ, Tả Nhuệ, Hữu Nhuệ, Phú Xuyên, các thị trấn. Khu vực nội thành Hà Nội thuộc vùng thoát nước này.
Trong thời gian qua, nơi được tập trung đầu tư với dự án thoát nước giai đoạn I và II, là lưu vực sông Tô Lịch. Lưu vực này có diện tích 77,5km2, công trình đầu mối là Trạm bơm Yên Sở 90m3/s và cụm hồ điều hòa. Với dự án giai đoạn I và II, lưu vực sông Tô Lịch có thể đáp ứng với trận mưa 310mm/2 ngày; giảm 23 điểm ngập năm 2015 còn 16 điểm ngập năm 2016. Tuy nhiên, những lưu vực thoát nước, vùng thoát nước khác theo quy hoạch chưa được đầu tư đồng bộ. Qua những trận mưa lớn nhiều năm, khu vực ngập nặng nhất là lưu vực Tả Nhuệ, gồm quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, và Hà Đông. Ngoài việc hạ tầng thoát nước đô thị chưa cải tạo đồng bộ, đây còn là khu vực phát triển đô thị mạnh nhất, hạ tầng thoát nước các khu đô thị cũng chưa được kết nối đồng bộ.
Quy hoạch thoát nước được phê duyệt năm 2013, nhưng trước đó nhiều khu đô thị đã hình thành. Có sự “vênh” giữa quy hoạch thoát nước và quy hoạch các khu đô thị không? Ví dụ vừa rồi Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông ngập nặng nhiều ngày...
Đối với Khu đô thị Dương Nội, theo báo cáo của đơn vị thoát nước, việc kết nối hệ thống còn dở dang. Trong các quy định, khu đô thị mới khi đầu tư đều phải kết nối hệ thống thoát nước. Nhưng thực trạng tại đây cho thấy, chủ đầu tư khu đô thị chưa hoàn thiện, chưa bàn giao cho các đơn vị chuyên ngành quản lý, duy trì. Do vậy, sau mưa lớn, nội bộ khu đô thị vẫn ngập úng, không thể tiêu thoát ra ngoài hệ thống; một số cống nội bộ khu bị xây chắn làm giảm 50% tiết diện, tương ứng giảm 50% năng lực tiêu thoát của hệ thống.
Vậy sắp tới thành phố ưu tiên đầu tư thoát nước cho khu vực nào, thưa ông?
Hiện thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát, lập kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Trong đó, lĩnh vực thoát nước tập trung hoàn thiện Dự án giai đoạn II, do Ban Quản lý dự án thoát nước Hà Nội thực hiện; Dự án Trạm bơm Đồng Bông I-II (ra Sông Nhuệ) do Công ty Thoát nước Hà Nội làm chủ đầu tư. Những dự án đang thực hiện này phải khẩn trương hoàn thành trong năm 2016.
Ngoài ra, thành phố đang chỉ đạo nghiên cứu lập Báo cáo tiền khả thi dự án thoát nước lưu vực Tả Nhuệ gồm: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông. Theo kế hoạch năm 2017 phê duyệt, chuyển từ giai đoạn tiền khả thi sang khả thi, kêu gọi đầu tư, tìm nguồn vốn. Cùng khu vực này, trong 5 năm tới còn đặt vấn đề giải quyết thoát nước cho khu vực Hà Đông, thuộc lưu vực Hữu Nhuệ; Khu vực Long Biên, thuộc vùng thoát nước bắc Hà Nội. Một vấn đề đặt ra là hầu hết dự án thoát nước phải đầu tư bằng ngân sách, khó kêu gọi xã hội hóa vì vốn đầu tư lớn lại không có nguồn thu sau đầu tư.
Có ý kiến cho rằng, trước hết cần ưu tiên đầu tư khôi phục, cải tạo các hồ điều hòa, làm nơi chứa nước khi có mưa lớn?
Hà Nội có nhiều dự án cải tạo, khôi phục hồ để điều hòa thoát nước. Riêng Dự án thoát nước giai đoạn II cải tạo 13 hồ, trong đó có hồ lớn nhất là Linh Đàm. Tuy nhiên, trong công tác quản lý hồ điều hòa, đơn vị thoát nước chỉ quản lý nâng-hạ mực nước. Còn vệ sinh môi trường, chất lượng nước, khai thác hồ… do nhiều đơn vị quản lý, cả quận, huyện, doanh nghiệp... dẫn đến chồng chéo. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hồ điều hòa chưa phát huy được tác dụng trong tiêu thoát nước.
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

-
Bình Định bố trí 750 tỷ đồng tham gia Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Động thái mới tại tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vốn 8,37 tỷ USD -
Khởi công dự án thành phần 2 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành -
[Ảnh] Những dự án hạ tầng đầu tư BOT, BT tạo sức bật cho TP.HCM -
Đầu tư 71.150 tỷ đồng xây đường kết nối Sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội -
Cuộc đua mới về pin lưu trữ cho năng lượng tái tạo -
Chủ tịch Quốc hội: Cần Thơ sẽ ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế