
-
Doanh nghiệp chuyển đổi xanh từ những “bước chân” nhỏ nhất
-
Stavian đầu tư Dự án Tổ hợp Tái chế nhựa ở Thanh Hóa
-
Nắng nóng cực đoan khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường
-
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ trong việc chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”
-
Đề xuất xây dựng chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi -
Tháo gỡ nút thắt thể chế, giải phóng tiềm năng đất và tài nguyên
Cơ giới hóa gắn với nông nghiệp hữu cơ
Trước nhiều thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và yêu cầu ngày càng cao từ thị trường, ngành nông nghiệp Hà Nội đã triển khai thành công mô hình "SRI cải tiến nâng cao theo hướng hữu cơ, giảm phát thải", điển hình tại xã Liên Mạc (huyện Mê Linh).
Mô hình được khởi động từ tháng 1/2025 trên diện tích 50 ha tại thôn Yên Mạc với sự tham gia của 200 hộ nông dân. Giống lúa J02 được cấy máy trong các ngày 24 - 26/1 với mật độ 30x18 cm, tương đương 18,5 khóm/m2, mỗi khóm trung bình 3 - 4 dảnh.
Khác với tập quán truyền thống, người dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật cấy thưa, dùng ít giống (0,8kg/sào thay vì 1,2kg), bón phân hữu cơ sinh học, kiểm soát nước chặt chẽ và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài việc áp dụng cơ giới hóa với máy cấy, mô hình cũng tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật của hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), tích hợp yếu tố hữu cơ, thân thiện môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
![]() |
Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội khảo sát, đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa tại huyện Mê Linh. |
Trước khi triển khai, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội đã điều tra kỹ thực trạng sản xuất, cho thấy phần lớn nông dân vẫn duy trì hình thức cấy tay dày, sử dụng phân hóa học và phun thuốc nhiều lần… Đây đều là những yếu tố làm gia tăng chi phí sản xuất, tổn hại đến sức khỏe đất và môi trường.
Sau hơn 4 tháng triển khai, mô hình SRI cải tiến ghi nhận hàng loạt chỉ số khả quan: giảm hơn 40% lượng giống, tiết kiệm ít nhất hai lần tưới nước mỗi vụ, giảm chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đáng kể. Đặc biệt, năng suất trung bình đạt 7,4 tấn/ha, cao hơn bên ngoài mô hình từ 6,8 - 7,4 tạ/ha (tăng 9,8 - 10,8%). Hiệu quả kinh tế cũng được nâng lên rõ rệt, từ 19,8 triệu đồng lên 25,6 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Mạnh Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đánh giá đây là mô hình mang tính đột phá khi đồng thời đạt được 3 mục tiêu chiến lược: nâng cao năng suất và giá trị sản xuất; tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, phù hợp với định hướng sản xuất hữu cơ và mục tiêu giảm phát thải của Thành phố.
Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen sản xuất vốn đã ăn sâu trong nếp nghĩ của người nông dân không hề dễ dàng. Bà Trịnh Thị Hòa, một hộ dân tham gia mô hình chia sẻ: “Ban đầu tôi nghi ngại vì cấy thưa quá, nhưng cây lúa lên khỏe, ít sâu bệnh, ít phải phun thuốc. Năng suất cao hơn vụ trước nên vụ tới tôi sẽ tiếp tục cấy lúa theo mô hình này”.
Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), vụ Đông xuân 2025 tại vùng ven đô Hà Nội ghi nhận năng suất đạt trên 70 tạ/ha. Ông Dương nhấn mạnh, các mô hình SRI cải tiến không những giảm lượng giống, nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà còn giúp cải thiện sức khỏe đất, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, đây là hướng đi phù hợp cho nền nông nghiệp phát thải thấp.
Tuân thủ nghiêm quy trình “3 giảm - 3 tăng”
Theo bà Lưu Thị Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, yếu tố cốt lõi làm nên thành công của mô hình chính là việc tuân thủ quy trình “3 giảm - 3 tăng”: giảm giống, giảm nước tưới, giảm thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và tăng sức chống chịu của cây. Đặc biệt, việc cấy mạ non, rút nước hợp lý tại hai giai đoạn quan trọng (20 - 25 ngày sau cấy và 15 ngày trước thu hoạch) được thực hiện nghiêm túc, giúp cây lúa phát triển khỏe, bền vững.
Từ kết quả đạt được, Chi cục đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 27/02/2023 về thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2023 - 2030.
Bà Lưu Thị Hằng cho biết, ngành nông nghiệp Hà Nội đang tăng cường kêu gọi doanh nghiệp đồng hành, thu mua sản phẩm hữu cơ tại ruộng để đảm bảo đầu ra và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản sạch để hình thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ khép kín, mang lại giá trị gia tăng và an tâm cho bà con khi chuyển đổi sang mô hình mới”, bà Hằng cho hay.
Song song với đó, công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật sẽ tiếp tục được triển khai rộng khắp. Từ việc cấy máy, rút nước, bón phân hữu cơ đến kiểm soát sâu bệnh hại đều sẽ được chuyển giao bài bản, giúp người dân tự tin sản xuất, giảm phụ thuộc vào phân thuốc hóa học.
Từ những kết quả ban đầu, ngành nông nghiệp Hà Nội đã kiến nghị UBND Thành phố tiếp tục có cơ chế hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí để nhân rộng mô hình SRI cải tiến nâng cao theo hướng hữu cơ tại các vùng sản xuất lúa trọng điểm như Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thường Tín, Mê Linh…

-
Đề xuất xây dựng chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi -
Tháo gỡ nút thắt thể chế, giải phóng tiềm năng đất và tài nguyên -
Trồng lúa phát thải thấp mở đường cho nông nghiệp xanh và thị trường carbon -
Cao Bằng đã giải ngân 33% kế hoạch vốn Chương trình giảm nghèo -
TP.HCM đẩy mạnh xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến -
Ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA): EVNGENCO1 chủ động sẵn sàng từ sớm -
Kết nối bảo tồn với phát triển hệ sinh thái biển là chìa khóa cho tương lai xanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Symlife - Giải pháp đầu tư kép an cư và sinh lời
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc