-
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 14/1: Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức -
Từ mũi tiêm giảm đau, người phụ nữ bị liệt toàn thân
Có bệnh vái tứ phương
Gần đây, mỗi ngày Hà Nội ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm Covid-19, số ca mắc dự báo sẽ tiếp tục tăng, yêu cầu ngành Y tế phải ứng phó kịp thời.
Chuyên gia khuyến cáo, F0 điều trị tại nhà không nên tự ý sử dụng thuốc kháng đông. |
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, rất nhiều F0 tại đây đang điều trị tại nhà. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều F0 không nhận được sự trợ giúp từ phía y tế cơ sở.
Tại Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoàng Mai… nhiều F0 không gọi được y tế phường, đã liên hệ nhờ bạn bè tư vấn, trợ giúp. Trên nhiều hội nhóm mạng xã hội, rất nhiều F0 hỏi han, tìm hiểu thông tin về cách ly, điều trị, sử dụng thuốc.
Trên group "Nhóm bác sỹ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà", khá nhiều người bị Covid-19 hoặc có người nhà bị bệnh chia sẻ họ rất khó liên lạc được với nhân viên y tế cơ sở, đành phải dùng mọi cách để nhờ các bác sỹ trong group tư vấn.
Một F0 ở Hà Nội kể, chiều 28/12/2021, nhận kết quả dương tính sau khi khi tự làm xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa Medlatec, chị gọi cho y tế phường và được thông báo cách ly đến hết ngày 4/1/2022.
Trong suốt thời gian cách ly do không nhận được sự hỗ trợ nào từ y tế phường nên cả nhà đều lúng túng, không biết phải làm thế nào, dùng thuốc gì, nếu thấy khó thở hay nặng hơn thì gọi cho ai, con chị là F1 phải tự ra y tế phường để test.
Đến ngày 4/1/2022 hết hạn cách ly cũng không thấy cán bộ y tế vào test cho gia đình. Đến ngày 5/1, chị gọi cho nhân viên giám sát phường để hỏi thì được hướng dẫn ra trạm y tế để test. Khi đi được nửa đường thì chị lại nhận được điện thoại, không ra nữa vì hết giờ, hẹn hôm sau!
Một F0 khác ở phường Tân Mai, Hoàng Mai thì cho hay, do y tế phường báo quá tải nên sau khi lấy mẫu 3 ngày mới có kết quả. Đến ngày thứ 4, gia đình cũng không nhận được cuộc gọi hay tin nhắn báo trả kết quả, cũng không có ai hướng dẫn phải mua thuốc gì cho người bệnh.
Do vậy gia đình phải tự mua các loại thuốc, lá xông, một số loại thuốc theo kinh nghiệm từ bạn bè từng nhiễm Covid-19 trước đó chia sẻ.
Mộ người nhà F0 ở H.B cho hay, khi gọi tới Trạm Y tế phường (quận Đ.Đ) để nhờ giúp đỡ thì nhận được câu trả lời phải gọi 115.
Gia đình gọi cấp cứu 115 thì được trả lời phải gọi về quận, nói quận gọi 115 thì mới đón. Nghe theo hướng dẫn, chị gọi đến Trung tâm Y tế quận thì nhận được câu trả lời, chị phải gọi về y tế phường để họ gọi quận, quận vào mã bệnh nhân.
Lại gọi xuống y tế phường, chị vẫn nhận được câu trả lời lặp lại ban đầu. Gọi tiếp 115 và Trung tâm Y tế quận chị vẫn nhận được câu trả lời như cũ.
Nguy hiểm khi tự ý điều trị
Khi F0 không nhận được sự trợ giúp kịp thời, một số người sẽ tự ý điều trị theo mách nước và truyền miệng, nguy hiểm nhất là việc sử dụng thuốc không đúng, đặc biệt là thuốc chống đông.
Các chuyên gia khẳng định, việc sử dụng thuốc chống đông không đúng chỉ định ở bệnh nhân Covid-19 sẽ gây ra nguy cơ chảy máu ở người bệnh.
Theo đó, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sỹ đã gặp nhiều trường hợp xuất huyết phổi, chảy máu trong một số cơ quan khác do tự ý sử dụng thuốc chống đông khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế.
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, để sử dụng các loại thuốc chống đông, kháng viêm, việc đánh giá chính xác tình trạng bệnh là rất quan trọng.
Người dân không đủ kiến thức y khoa và chưa được thăm khám nhưng lại tự ý sử dụng những loại thuốc này sẽ mang đến nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe.
Cụ thể, với thuốc kháng viêm chứa thành phần corticoid, bác sĩ Hùng cho hay nếu sử dụng quá sớm, ở thời điểm ban đầu trong diễn biến bệnh, sản phẩm này có thể làm tăng thời gian thanh thải virus. Điều này đồng nghĩa với việc SARS-CoV-2 sẽ có điều kiện để tồn tại trong cơ thể bệnh nhân lâu hơn.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nói thêm, việc sử dụng thuốc chứa corticoid quá sớm sẽ mang đến nguy cơ ức chế miễn dịch ở người bệnh. Bên cạnh khiến virus đào thải chậm hơn, Sars-Cov-2 sẽ có khả năng bùng phát trong cơ thể F0 và dẫn đến tình trạng nặng.
Với bệnh nhân Covid-19, giai đoạn 3-5 ngày đầu nhiễm Covid-19, cơ thể đang đề kháng ngăn chặn sự nhân lên của virus. Người bệnh ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc điều trị triệu chứng, nhóm bồi bổ cơ thể (vitamin, đông dược) và thuốc kháng virus.
Nếu F0 sử dụng thuốc kháng virus giai đoạn này sẽ ngăn chặn được sự nhân lên của virus. Từ đó, sẽ giảm được triệu chứng, ngăn bệnh diễn tiến nặng.
Với thói quen sử dụng các loại thuốc kháng viên của nhiều người hiện nay, theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong giai đoạn mới mắc Covid-19, người bệnh tuyệt đối không nên dùng.
Thuốc kháng viêm (corticoid) là thuốc gây ức chế phản ứng viêm, giảm hệ thống miễn dịch, khiến cho virus phát triển mạnh hơn trong cơ thể. Uống thuốc kháng viêm lúc này là gây hại cho F0.
Kể cả khi vừa uống thuốc kháng viêm, vừa uống thuốc kháng virus cũng không có tác dụng. Bên cạnh đó, thuốc kháng viêm có các tác dụng phụ, gây xuất huyết tiêu hóa với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, tá tràng... Thuốc kháng đông cũng không có giá trị vì người bệnh chưa có rối loạn đông máu ở giai đoạn này.
Thuốc kháng viêm, kháng đông chỉ sử dụng khi chuyển sang giai đoạn 2, thường vào ngày thứ 7 trở đi. Khi F0 suy hô hấp, Sp02 giảm thấp, tổn thương phổi, bác sỹ sẽ xem xét và cho F0 dùng thuốc kháng viêm, kháng đông nếu không chống chỉ định.
Bệnh nhân phải được theo dõi sát sau đó, đặc biệt là nguy cơ xuất huyết dữ dội, đe dọa tính mạng của thuốc kháng đông với một số đối tượng. Ngược lại, ở giai đoạn này thuốc kháng virus không còn hiệu quả vì virus đã nhân lên, phát triển, gây biến chứng trong cơ thể.
Nhằm hỗ trợ kịp thời cho F0 theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Hà Nội cần huy động cán bộ y tế bao gồm sinh viên, những cán bộ y tế đã nghỉ hưu…, tập huấn, phân công công việc hợp lý cho họ để tham gia cùng y tế cơ sở;
Đồng thời thiết lập mạng lưới thầy thuốc đồng hành những người đã nghỉ hưu cũng như những người vẫn còn đang làm việc để hỗ trợ điều trị F0 qua điện thoại, Zalo… để người dân được tiếp cận với y tế một cách sớm nhất.
"Muốn làm được điều này thì địa phương phải quan tâm đến chế độ, chính sách động viên lực lượng y, bác sĩ, người tình nguyện tham gia chống dịch", nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.
Để điều trị tại nhà theo chuyên gia, F0 cần chuẩn bị nguồn cung cấp và dự trữ lương thực thực phẩm, vật liệu làm sạch như khăn lau khử trùng và xà phòng trong khoảng 3 - 4 tuần, và các mặt hàng chủ lực cơ bản của gia đình như giấy vệ sinh, khăn giấy và nhu yếu phẩm tối cần.
Nước phải được ưu tiên trong danh sách cần chuẩn bị, F0 cần chuẩn bị đủ nước, uống nhiều nước, đặc biệt nếu bị sốt cao hoặc tiêu chảy.
F0 nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Có thể uống oresol để bù nước và điện giải, uống nước ép trái cây, nhất là trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, việt quất…; tăng cường canh, súp trong chế độ ăn hàng ngày.
Giữ đủ nước cho cơ thể giúp niêm mạc mũi đủ độ ẩm, giảm kích ứng mũi khi thở hay ho, hắt hơi. Giữ độ ẩm đường hô hấp cũng giúp chữa lành các thương tổn do virus xâm nhập gây ra.
F0 nên sẵn sàng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau. Tuy nhiên, đối với thuốc giảm đau, trước khi dùng thuốc giảm đau, nên tư vấn cán bộ y tế đang chịu trách nhiệm giám sát, hướng dẫn F0 tại địa bàn.
Ngoài ra, F0 cũng nên chuẩn bị vitamin C hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch. Kẽm làm giảm các triệu chứng của Sars-Cov-2 và có đặc tính tăng miễn dịch cơ thể. Có thể dùng 1 - 2g kẽm mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng như thuốc giảm đau, nên tư vấn cán bộ y tế đang chịu trách nhiệm giám sát, hướng dẫn F0 tại địa bàn.
Đối với những người điều trị bệnh mạn tính, cần tiếp tục điều trị hàng ngày, vì vậy, phải chuẩn bị đủ thuốc, uống thuốc đầy đủ, đúng lịch và một số trang thiết bị y tế như máy tự đo huyết áp, máy tự kiểm tra đường máu mao mạch nhanh tại nhà, nhiệt kế, máy đo độ bão hòa ô-xy máu, dung dịch sát khuẩn và điều chỉnh thuốc theo hướng dẫn nếu cần thiết.
-
Tin mới y tế ngày 15/1: Cảnh báo ung thư trung thất qua hai ca bệnh và lời khuyên từ bác sỹ -
Đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc -
Hà Nội xử phạt gần 5 tỷ đồng sau 1 tháng kiểm tra an toàn thực phẩm Tết -
Hà Nội: Dịch sởi có thể tăng thời gian tới -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Bé gái 12 tuổi phát hiện bệnh tăng áp phổi do dị tật mạch máu hiếm gặp -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024