
-
Chuyển hồ sơ vụ Trung tâm Anh ngữ Úc Châu "mất tích" sang cơ quan công an
-
Công an tỉnh Quảng Ngãi đề nghị cung cấp tài liệu về loạt khu dân cư
-
Bắc Giang: 60 tấn giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng đã đưa ra thị trường
-
Bộ Công an triệt phá đường dây cho vay lãi nặng tại Tiền Giang, Long An
-
Bác bỏ thông tin “trứng gà giả” gây hoang mang dư luận -
Mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc
Sau hơn 18 tháng tiến hành, vào cuối tuần trước, Tổng Thanh tra Chính phủ đã hoàn tất Kết luận thanh tra số 1468/KL - TTCP thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP. Hà Nội giai đoạn 2003 - 2016.
Với 64 trang nội dung, 10 trang phụ lục, đây là một trong những kết luận thanh tra liên quan đến các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh triển khai công phu, diện bao quát lớn nhất từ trước đến nay trong phạm vi TP. Hà Nội.
![]() |
Hợp phần Xe buýt nhanh BRT đã lọt vào “tầm ngắm” của Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Đức Thanh |
Theo ghi nhận của Thanh tra Chính phủ, tính đến hết năm 2016, trên địa bàn TP. Hà Nội có 69 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 180 ha được triển khai. Tuyệt đại đa số các dự án này là chuyển đổi từ đất sản xuất, nhà xưởng, trụ sở sang mục đích đất ở, văn phòng và trung tâm thương mại, trong số này có 58 dự án hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, với tổng số tiền là 12.968 tỷ đồng, 6 dự án đã được xác định nghĩa vụ phải nộp là 1.869,46 tỷ đồng, chủ đầu tư đã nộp một phần vào ngân sách nhà nước với số tiền là 545 tỷ đồng; 5 dự án chưa xác định nghĩa vụ tài chính hoặc đang trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Vì một số lý do, Thanh tra Chính phủ chỉ thanh tra trực tiếp 38 dự án chuyển mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh tốt, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành như Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hà Đông, Cầu Giấy, Tây Hồ.
Ngoại trừ một số rất ít dự án được triển khai suôn sẻ, có tổng cộng 36 dự án được Thanh tra Chính phủ xác định là có sai phạm trong đó tập trung ở các lỗi: sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất (32 lượt dự án); vi phạm quy hoạch xây dựng (20 lượt dự án); nợ tiền sử dụng đất tiền chậm nộp (8 dự án). Thanh tra Chính phủ xác định, tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra tại các dự án chuyển mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh lên tới 3.974 tỷ đồng.
Cũng tại tại đợt thanh tra này, Thanh tra Chính phủ đã đưa vào tầm ngắm 5 dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách gồm 3 dự án do Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư; 2 dự án do UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư. Các dự án này đều để xảy ra sai sót, vi phạm trong đó nặng nhất là Hợp phần I - Xe buýt nhanh BRT, Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội. Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra 5 dự án này là 87,66 tỷ đồng.
![]() |
. |

-
Bộ Công an triệt phá đường dây cho vay lãi nặng tại Tiền Giang, Long An -
Bác bỏ thông tin “trứng gà giả” gây hoang mang dư luận -
Dự án Roxana Plaza (Bình Dương): Vừa xong vướng mắc cũ, đã phát sinh tình huống mới -
Mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc -
“Dược sĩ Tiến” cầm đầu đường dây sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả -
Thanh tra vào cuộc vụ Trung tâm Anh ngữ Úc Châu "sửa chữa" rồi mất liên lạc -
Công ty Y dược LanQ lập khống hồ sơ để đẩy giá thuốc bảo hiểm
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu