
-
Hợp tác Việt Nam - Na Uy hướng tới chuyển đổi hàng hải xanh
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Kiểm kê khí thải: Chìa khóa để giải quyết ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
Đẩy nhanh xã hội hóa đầu tư hệ thống công viên, cây xanh
Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt chỉ tiêu trồng mới 500.000 cây xanh đô thị; đẩy nhanh hoàn thiện chiếu sáng trang trí theo chủ đề các khu vực trung tâm; quảng trường, công viên, vườn hoa.
Tuy nhiên, tiến độ trồng mới cây xanh trên toàn địa bàn Thành phố còn chậm. Từ đầu năm 2022 đến nay, toàn Thành phố trồng được 33.800 cây bóng mát, 10.300 cây bụi và 3.200m2 cây mảng thảm cỏ.
![]() |
Giai đoạn 2021-2025, Thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu trồng mới 500.000 cây xanh đô thị. |
Thành phố đôn đốc các đơn vị tăng cường kiểm tra, xử lý cắt tỉa hạ độ cao, chặt hạ cây nguy hiểm, gia cố cọc chống, cắt tỉa tán cây mới trồng trong mùa mưa bão năm 2022.
Khối lượng cây bóng mát đã được cắt tỉa trong năm nay 169.162 cây (trong đó, cấp thành phố đã thực hiện cắt tỉa được 93.162 cây, gồm Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cắt tỉa được 46.843 cây/410 tuyến phố trên địa bàn 12 quận và đường Võ Nguyên Giáp (số cây nặng tán 6.047 cây);
Các gói thầu khu vực ngoại thành cắt tỉa được 45.298 cây/105 tuyến đường thuộc, địa bàn các huyện và thị xã Sơn Tây (số cây nặng tán khoảng 2.328 cây/70 tuyến đường).
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên Thống Nhất và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vườn thú Hà Nội cắt tỉa được 1.021 cây bóng mát.
Cấp huyện cắt tỉa được khoảng 76.000 xanh trong các ngõ xóm, khuôn viên cơ quan đơn vị, các tuyến đường, khu vực do cấp huyện quản lý).
Do đó, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo đẩy nhanh chỉnh trang đô thị, trồng mới cây xanh tạo cảnh quan bóng mát và bảo vệ môi trường, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán 2023.
UBND Thành phố Hà Nội đôn đốc UBND các quận, thị xã Sơn Tây và 5 huyện thuộc Đề án lên quận như Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng tăng cường trồng cây năm 2022.
Đôn đốc UBND các quận huyện, thị xã, các đơn vị quản lý duy tu duy trì cây xanh theo phân cấp thường xuyên kiểm tra hệ thống cây xanh, kịp thời thay thế cây sâu mục, chết, nguy hiểm, cắt tỉa cây nặng tán, cây có cành ảnh hưởng đến giao thông nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
UBND Thành phố Hà Nội cũng đôn đốc các sở, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành Thành phố, UBND các quận tổ chức triển khai cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa theo Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội.
Tổ chức rà soát quy hoạch công viên theo Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 của UBND Thành phố Hà Nội.
Tổ chức rà soát quy hoạch, nghiên cứu, xây dựng các cơ chế nhằm đẩy nhanh việc đầu tư hệ thống công viên, cây xanh theo phương thức xã hội hóa...
UBND Thành phố thành lập Đoàn kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra đầu tư xây dựng tại 12 công viên. Đôn đốc 6 quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên tổ chức triển khai thực hiện các công viên, vườn hoa trên địa bàn.
Đẩy nhanh hoàn thiện chiếu sáng trang trí theo chủ đề
Cùng với đó, UBND Thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh hoàn thiện chiếu sáng trang trí theo chủ đề các khu vực trung tâm; khu vực quảng trường và các công viên, vườn hoa; chiếu sáng trang trí tại các tuyến đường vành đai, trục chính, hướng tâm và chiếu sáng các công trình kiến trúc. Hệ thống chiếu sáng công cộng được thường xuyên duy trì, đảm bảo tỷ lệ chiếu sáng đạt trên 98%.
Thành phố đã kiểm tra, đánh giá về hiệu quả hoạt động và xem xét giải pháp phát triển đối với Trung tâm điều khiển chiếu sáng thành phố. Phối hợp cùng các đơn vị xã hội hóa thực hiện trang trí chiếu sáng phục vụ Tết Nguyên đán.
UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc đôn đốc các doanh nghiệp khẩn trương thi công, hoàn trả mặt bằng, vệ sinh môi trường; trong những tháng đầu năm 2022 đã hoàn thành thi công hạ tầng 8 tuyến và đang ngầm dây cáp; đang triển khai thi công hạ tầng 3 tuyến (Giảng Võ-Láng Hạ, Xuân Thủy-Cầu Giấy, Mỹ Đình,);
Khẩn trương hoàn thiện hồ Sơ, khẩn trương xin phép thi công 40 tuyến đã được UBND Thành phố phê duyệt giai đoạn 2016-2020; kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp hoàn thành hạ ngầm, cắt hạ dây cũ, cột cũ tại 25 tuyến phố địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric -
ESG là vũ khí để thu hút đầu tư -
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)