
-
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã -
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178
Trước đó, ngày 8/2/2025, Chính phủ đã trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tờ trình số 72/TTr-CP về việc ban hành Nghị quyết này. Theo đó, việc triển khai các cơ chế đặc thù giúp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, giảm các vướng mắc về thủ tục hành chính, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của hạ tầng giao thông đô thị, giảm áp lực lên hệ thống đường bộ và giải quyết triệt để bài toán ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.
Trong dự thảo trình Chính phủ về việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh cho biết hiện nay hơn 200 thành phố trên thế giới đã triển khai hệ thống này. Thực tiễn cho thấy, các đô thị lớn đều ưu tiên phát triển đường sắt đô thị như một giải pháp chiến lược để giảm ùn tắc giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao an toàn giao thông đô thị.
![]() |
Hà Nội và TP.HCM xác định rõ mục tiêu phát triển mạng lưới đường sắt đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng, góp phần tái cơ cấu hệ thống giao thông theo hướng bền vững. Ảnh: Chí Cường |
Nhằm đảm bảo các đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV có đầy đủ thông tin để thảo luận, UBND TP. Hà Nội đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố tích cực hỗ trợ, phối hợp truyền tải nội dung cốt lõi của Nghị quyết.
Cùng với đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường phổ biến nội dung của Nghị quyết.
UBND thành phố Hà Nội giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải trong việc cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình chuẩn bị và xây dựng Nghị quyết. Các tài liệu này sẽ được gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy cùng các cơ quan báo chí và Đài Phát thanh - Truyền hình của Thành phố nhằm đảm bảo thông tin được truyền tải chính xác, kịp thời.
Thành phố cũng đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền sự cần thiết, mục tiêu, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của Nghị quyết đối với tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hoàn thành và quản lý vận hành các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Việc phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội vốn gặp không ít khó khăn do vướng mắc về nguồn vốn, thủ tục hành chính và sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Chính vì vậy, Nghị quyết thí điểm các cơ chế đặc thù sẽ là bước đột phá, giúp tháo gỡ những rào cản hiện tại.
Nếu được thông qua, Nghị quyết sẽ mở ra cơ hội thu hút vốn đầu tư, đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng và tối ưu hóa mô hình quản lý, vận hành hệ thống đường sắt đô thị. Đây cũng là một trong những giải pháp căn cơ để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông đang ngày càng trở nên nghiêm trọng tại Hà Nội và TP.HCM.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, việc triển khai Nghị quyết cũng đặt ra không ít thách thức. Việc huy động nguồn vốn, kiểm soát tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao hiệu quả quản lý vận hành sau khi đưa vào sử dụng là những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.
Để thực hiện, Hà Nội cần có các giải pháp đồng bộ, từ hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ trong xây dựng, vận hành đến đẩy mạnh hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có hệ thống đường sắt đô thị phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Cụ thể, đến năm 2035, Hà Nội và TP.HCM dự kiến đưa vào khai thác 17 tuyến và đoạn tuyến với tổng chiều dài khoảng 752 km, đảm nhận từ 35 - 50% thị phần vận tải hành khách công cộng. Đến năm 2045, hệ thống sẽ tiếp tục mở rộng với 7 tuyến và 4 đoạn tuyến mới, bổ sung thêm khoảng 355 km, nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng lên 50 - 60%.

-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã
-
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178 -
Đà Nẵng cho ý kiến về đề án hợp nhất với tỉnh Quảng Nam -
Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo -
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone -
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội -
Ông Trần Văn Khải làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường -
Cần thêm 8,2 nghìn tỷ đồng mỗi năm để miễn, hỗ trợ học phí từ năm học tới
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô