Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Hà Nội ưu tiên thu hút FDI thế hệ mới
Thanh Nga - 09/09/2018 17:23
 
Trong tháng 8/2018, TP. Hà Nội tiếp tục vượt qua nhiều địa phương có thế mạnh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vươn lên đẫn đầu, chiếm 37,8% tổng vốn đăng ký cấp mới của cả nước.

Thu hút dự án chất lượng cao

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính riêng trong tháng 8/2018, TP. Hà Nội đã thu hút 95 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó 20 triệu USD của 51 dự án cấp mới và 70 triệu USD của 16 dự án tăng vốn và 5 triệu USD góp vốn, mua cổ phần tại 25 doanh nghiệp. Từ kết quả này, tính chung 8 tháng đầu năm, toàn Thành phố thu hút được trên 6,2 tỷ USD, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2017.

.
Hà Nội chủ động ưu tiên xúc tiến đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài thế hệ mới nhằm mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất trong thời gian tới

Cũng trong 8 tháng, Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho hơn 16.400 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký là 180.000 tỷ đồng (tăng 0,2% về số lượng và tăng 41% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước), nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố lên 246.600 doanh nghiệp (chưa kể 2.240 doanh nghiệp hoạt động trở lại).

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Thành phố với gần 10 triệu dân tiếp tục là thị trường hấp dẫn và thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và lĩnh vực bán buôn, bán lẻ...

Hà Nội đặt mục tiêu thu hút dự án có chất lượng cao, dự án có giá trị gia tăng lớn với hàm lượng công nghệ hiện đại, chất xám cao, làm ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao... Có thể kể đến một số dự án lớn được TP. Hà Nội trao giấy chứng nhận đầu tư gần đây như: Dự án Xây dựng thành phố thông minh tại thị trấn Đông Anh; Dự án sản xuất màng OPC của Mitsubishi Chemical tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Nhà máy bia Heineken tại huyện Thường Tín…

Tiếp tục ưu tiên dự án đầu tư nước ngoài thế hệ mới

Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, sở dĩ Thành phố tiếp tục bứt phá trong thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài là do đã đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư bằng nhiều giải pháp, trong đó ghi dấu ấn rõ nhất là tạo chuyển biến trong công tác quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Cũng theo ông Quyền, một điểm nổi bật của Hà Nội so với nhiều địa phương khác là Hà Nội đã có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới, trong đó tập trung vào ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu hao ít năng lượng. Theo đó, Hà Nội tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, tận dụng thành quả của cách mạng 4.0 và phấn đấu tăng trưởng công nghiệp bình quân giai đoạn 2018 - 2020 là 11,32%.

Để tiếp tục duy trì sức hút đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, trong tháng 9 và những tháng cuối năm 2018, Thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh; giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… “Đặc biệt, Hà Nội tiếp tục chủ động ưu tiên xúc tiến đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài thế hệ mới nhằm mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất trong thời gian tới”, ông Quyền cho biết.

Một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại Hà Nội trong 8 tháng năm 2018:

 Dự án Xây dựng thành phố thông minh tại thị trấn Đông Anh do Tập đoàn Sumimoto (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG hợp tác đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng;

Dự án Sản xuất màng OPC tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc 92 của do Mitsubishi Chemical (Nhật Bản) có tổng vốn triệu USD;

Dự án Nhà máy sản xuất bia tăng vốn của Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Hà Nội do Tập đoàn Các nhà máy Bia châu Á - Thái Bình Dương (Singapore) làm chủ đầu tư có tổng vốn 43 triệu USD;

Dự án Trung tâm tài chính thương mại và các công trình phụ trợ tăng vốn của Công ty TNHH TSQ Việt Nam (Ba Lan) có tổng vốn 68 triệu USD;

Dự án Trung tâm thương mại Lotte Mall do Tập đoàn Lotte (Hà Quốc) đầu tư 13.407 tỷ đồng…

[Infographic] Vai trò của FDI với phát triển kinh tế
30 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư