Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,
Hải Dương: Cẩm Giàng khuyến khích các hộ tham gia "sân chơi" OCOP
Việt Quỳnh (baohaiduong) - 07/07/2021 08:42
 
Từ đầu năm đến nay, huyện Cẩm Giàng đã vận động nhiều hộ tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), hướng dẫn các hộ đã có sản phẩm OCOP tiếp tục làm hồ sơ nâng hạng.
Trứng gà Cẩm Đông là sản phẩm trứng gà duy nhất trong tỉnh đến nay được công nhận sản phẩm OCOP
Trứng gà Cẩm Đông là sản phẩm trứng gà duy nhất trong tỉnh đến nay được công nhận sản phẩm OCOP

Thêm 4 sản phẩm tham gia OCOP

Gia đình anh Nguyễn Văn Linh ở thôn La B, thị trấn Cẩm Giang trồng rau mầm từ đầu năm ngoái. Đến nay, sản lượng đạt khoảng 6-7 tấn, được các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm sạch thu mua. Anh Linh đã làm việc với đại diện hệ thống siêu thị Intimex tại Hải Dương để cung cấp rau mầm cho đơn vị này trong thời gian tới. Mầm rau cải ngọt GreenFarm của gia đình anh là một trong những sản phẩm lần đầu tham gia OCOP năm nay của huyện Cẩm Giàng.

“Khi được cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện vận động đăng ký Chương trình OCOP, tôi tham gia ngay. Thông qua chương trình, tôi mong được hỗ trợ về liên kết sản xuất và tiêu thụ để nhiều người biết đến rau mầm vì đây là sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe”, anh Linh cho biết.

Năm 2019, huyện Cẩm Giàng có 2 chủ thể tham gia sản phẩm OCOP đạt 4 sao là rượu nếp Phú Lộc 30% vol chai 500 ml và cà rốt tươi Đức Chính. Năm 2020, huyện có 3 chủ thể tham gia 8 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao là rượu nếp Phú Lộc 35,5% vol chai 750 ml, tỏi đen Garlica, rượu vang tỏi đen Garlica, siro tỏi đen Garlica, bánh đa tỏi đen Garlica, bánh đa tỏi đen cá rô đồng ăn liền Garlica hộp 110 g, bánh đa cá rô đồng ăn liền Garlica gói 110 g và trứng gà Cẩm Đông.



Đến nay, cơ sở sản xuất rau mầm của gia đình anh Linh đã có nhiều loại giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu hồ sơ tham gia OCOP. Anh đang hoàn thiện một số thủ tục còn thiếu như hợp đồng minh chứng đầu vào, đầu ra, thông tin truy xuất nguồn gốc, bản tự công bố sản phẩm...

Ngay từ đầu năm, huyện Cẩm Giàng đã vận động 6 chủ thể là các hộ sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký 8 sản phẩm tham gia OCOP năm nay. Các sản phẩm gồm trứng gà Cẩm Đông, cà rốt tươi Đức Chính, 2 sản phẩm rượu nếp Phú Lộc, rau mầm, thịt lợn thảo dược, giò lụa làm từ thịt lợn thảo dược và nấm sò. Đây đều là những sản phẩm có chất lượng, được thị trường ưa thích. Trong đó có 4sản phẩm là rau mầm, thịt lợn thảo dược, giò lụa làm từ thịt lợn thảo dược và nấm sò tham gia lần đầu. Sau khi cơ quan chuyên môn khảo sát, một số sản phẩm thiếu nhiều tiêu chí, các cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã vận động các chủ thể hoàn thiện hồ sơ tham gia năm sau. Đến nay còn 4 sản phẩm là trứng gà Cẩm Đông, rau mầm, thịt lợn thảo dược, giò lụa làm từ thịt lợn thảo dược và nấm sò tham gia OCOP.

Nâng hạng

Năm 2019, huyện Cẩm Giàng có 2 chủ thể tham gia sản phẩm OCOP đạt 4 sao là rượu nếp Phú Lộc 30% vol chai 500 ml và cà rốt tươi Đức Chính. Năm 2020, huyện có 3 chủ thể tham gia 8sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4sao là rượu nếp Phú Lộc 35,5% vol chai 750 ml, tỏi đen Garlica, rượu vang tỏi đen Garlica, siro tỏi đen Garlica, bánh đa tỏi đen Garlica, bánh đa tỏi đen cá rô đồng ăn liền Garlica hộp 110g, bánh đa cá rô đồng ăn liền Garlica gói 110 g và trứng gà Cẩm Đông.

Trứng gà Cẩm Đông của hộ ông Đào Hữu Thuân ở thôn Vĩnh Lại, xã Cẩm Đông là sản phẩm trứng gà duy nhất trong tỉnh được công nhận OCOP. Năm nay, gia đình ông Thuân tiếp tục đăng ký nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Năm 2020, hồ sơ OCOP của trứng gà Cẩm Đông có nhiều tiêu chí đạt điểm cao như liên kết trong sản xuất, tăng trưởng về doanh thu, sử dụng lao động địa phương… Gia đình ông Thuân đang nuôi 7 vạn con gà hậu bị và gà đẻ trứng, mỗi ngày thu hơn 4 vạn quả. Loại gà này có sức đề kháng tốt, năng suất trứng cao, thơm ngon, thường xuyên được các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu, thu lãi từ 1-1,2 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, hồ sơ đăng ký tham gia OCOP của sản phẩm năm 2020 còn nhiều tiêu chí đạt điểm chưa cao như loại hình sản xuất kinh doanh, mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc trên bao bì nhãn mác, bảo vệ môi trường…

Ông Thuân cho biết để nâng hạng sao cho sản phẩm thì các tiêu chí đòi hỏi khắt khe hơn nên ông dự định nâng cấp quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Gia đình ông sẽ đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín nuôi 6 vạn con gà đẻ trứng với kinh phí khoảng 21 tỷ đồng. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, có thời điểm trứng tiêu thụ chậm nên ông tạm thời chưa nâng quy mô sản xuất. Gia đình ông đang tích cực nâng cao các tiêu chí khác như làm thủ tục chuyển đổi từ hộ sản xuất, kinh doanh sang HTX; hoàn thiện bao bì nhãn mác; đăng ký nhãn hiệu, mã số, mã vạch cho sản phẩm…

Ông Nguyễn Văn Thiện, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Giàng cho biết việc vận động các chủ thể tham gia OCOP lần đầu và nâng hạng cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính do hồ sơ tham gia chương trình yêu cầu nhiều loại thủ tục, giấy chứng nhận, có loại mất chi phí khi thực hiện. Trong khi đó, thời gian qua việc tiêu thụ sản phẩm, xoay vòng vốn của các hộ gặp khó do dịch Covid-19. Với các chủ thể đã có sản phẩm được công nhận OCOP, sau khi tốn nhiều công sức hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm được công nhận thì khâu xúc tiến thương mại chưa được tổ chức thường xuyên, lợi ích trước mắt chưa rõ nên nhiều chủ thể e ngại khi tham gia sân chơi này.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng huyện Cẩm Giàng tiếp tục vận động các chủ thể sản xuất, kinh doanh tham gia OCOP nhằm phát triển các sản phẩm mang màu sắc của địa phương, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

 

Ninh Thuận phát triển thêm 20 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP
Tỉnh Ninh Thuận đầu tư hơn 6 tỷ đồng để phát triển thêm 20 đến 30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP trong năm 2021.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư