-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Đây là chia sẻ của ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng tại buồi tiếp và làm việc với ông Yamada Junichi, Phó Chủ tịch Thường trực cấp cao JICA ngày 04/8.
Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực cấp cao Văn phòng Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) |
Bí thư Thành uỷ Hải Phòng bày tỏ vui mừng được tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực cấp cao JICA nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 30 năm Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Đồng chí trực tiếp cảm ơn Chính phủ Nhật Bản và JICA đã hỗ trợ, đồng hành và đầu tư tại Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng những năm qua.
Hải Phòng hiện có quan hệ hữu nghị hợp tác, kết nghĩa với 6 địa phương của Nhật Bản bao gồm: Thành phố Kitakyushu, Tỉnh Kagawa, Tỉnh Niigata, Thành phố Kobe, Thành phố Yokkaichi và Tỉnh Shiga. Nhờ đó, Hải Phòng đã nhận được sự hỗ trợ tích cực về kinh phí, kinh nghiệm, tư vấn, chuyển giao công nghệ, chuyến gia... của Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Thành viên Văn phòng Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) tham dự buổi làm việc |
Nhật Bản hiện đứng thứ 2 về số dự án và số vốn trong số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Hải Phòng với 144 dự án FDI cùng tổng vốn đầu tư đạt trên 3,9 tỷ USD. Tính đến hết năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản qua cửa khẩu cảng Hải Phòng đạt 3,15 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản qua cửa khẩu cảng Hải Phòng đạt 1,77 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản qua cửa khẩu cảng Hải Phòng đạt khoảng 1,4 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản qua cửa khẩu cảng Hải Phòng đạt khoảng 750 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật Bản qua cửa khẩu cảng Hải Phòng có: các sản phẩm điện tử, máy móc và thiết bị phụ tùng chiếm đến 97% tổng giá trị xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Nhật Bản qua cửa khẩu cảng Hải Phòng có: sản phẩm linh kiện điện tử, máy móc thiết bị phụ tùng chiếm trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản; sản phẩm dụng cụ thiết bị quang học, điện ảnh chiếm 6%; sản phẩm từ kim loại như sắt, thép... chiếm trên 04% tổng giá trị nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản.
Quang cảnh buổi tiếp và làm việc |
Thời gian qua, Chính phủ Nhật Bản và JICA đã hỗ trợ, đồng hành, đầu tư tại Việt Nam nói chung và TP Hải Phòng nói riêng. Các dự án của Chính phủ Nhật Bản vào TP. Hải Phòng gồm 8 dự án cho vay và 6 dự án viện trợ không hoàn lại không chỉ có giá trị cao về kinh tế mà còn mang giá trị bền vững nhờ hiệu quả bảo vệ môi trường.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đã đề xuất JICA hỗ trợ TP. Hải Phòng trong việc thực hiện triển khai dự án phát triển bền vững khu vực Đông Nam Thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu với 3 hợp phần gồm: Tuyến đường kết nối ven biển với khu vực Tân Vũ – Lạch Huyện, giúp tăng cường kết nối giao thông thuận tiện ra cảng Lạch Huyện, giảm áp lực đi vào trung tâm thành phố, góp phần phát triển kinh tế của Thành phố và khu vực, thúc đẩy các khu công nghiệp dọc hành lang kinh tế. Hệ thống thoát nước mưa nước thải ở hai quận Đồ Sơn và Dương Kinh. Nâng cấp hệ thống kè biển, vỉa hè và mở rộng đường giao thông trong khu du lịch Đồ Sơn.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng trình bày đề xuất các Dự án với JICA |
Ngoài ra, TP Hải Phòng cũng đề xuất JICA xem xét, hỗ trợ triển khai các dự án thuộc lĩnh vực y tế. Theo đó, TP Hải Phòng đề xuất JICA xem xét, hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án xây mới trạm y tế, cung cấp trang thiết bị y tế, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ trạm y tế, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho người dân; xem xét, hỗ trợ đánh giá các tuyến y tế cơ sở bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, làm cơ sở để TP Hải Phòng nghiên cứu, đề xuất vay vốn ODA thực hiện các chương trình, dự án trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Thường trực cấp cao Văn phòng Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản cảm ơn sự đón tiếp trọng thị lãnh đạo thành phố. Ông Yamada Junichi cũng bày tỏ vui mừng trước những tình cảm của Hải Phòng dành cho Nhật Bản và cho Văn phòng Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản.
Giới thiệu đôi nét về JICA, ông Yamada Junichi cho biết, đây là cơ quan duy nhất thực hiện viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua 3 hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật, Hợp tác vốn vay, và Viện trợ không hoàn lại. Đặc điểm nổi bật của ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam là sự liên kết chặt chẽ giữa hợp tác hỗ trợ về kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vốn không thể thiếu được cho sự phát triển đất nước và hợp tác kỹ thuật để đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện cơ chế chính sách.
Với các đề xuất của TP. Hải Phòng, ông Yamada Junichi đã chia sẻ về sự cần thiết và cấp thiết của các dự án. Đồng thời gợi ý, TP. Hải Phòng với lợi thế cửa ngõ giao thông là nơi đón các nguồn đầu tư nước ngoài, JICA có thể hỗ trợ Hải Phòng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Theo ông Châu, đối với các đề xuất về cơ sở hạ tầng nêu trên, TP. Hải Phòng đã hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng, rất mong sẽ nhận được sự quan tâm, ủng hộ của JICA và Hải Phòng cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả.
“Đối với định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, ngoài nội lực, Thành phố còn rất cần nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài. Vì vậy, rất mong nhận được sự đồng hành của JICA”, ông Châu nhấn mạnh.
Được biết, các chỉ tiêu Hải Phòng đang phấn đấu tới năm 2030, tầm nhìn 2050 mang tính thách thức cao. Do đó, Hải Phòng cần nguồn lực lớn bao gồm: nguồn vốn, công nghệ, nhân lực, bổ sung vào nguồn lực hiện có của địa phương để có thể thực hiện được nhiệm vụ mà Trung ương và người dân giao phó. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đồng ý cho TP. Hải Phòng tiếp cận nguồn vốn vay ODA. Vì vậy, việc JICA tiếp tục nghiên cứu và có những hỗ trợ phù hợp sẽ giúp Hải Phòng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, xứng đáng với vị thế là trung tâm kinh tế, động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả Việt Nam.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của TP.Hải Phòng làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại trụ sở chính ở Tokyo (Nhật Bản) hồi tháng 6/2023 |
Trước đó, vào tháng 6/2023, đoàn công tác xúc tiến đầu tư của TP. Hải Phòng cũng đã đến làm việc với JICA tại trụ sở chính ở Tokyo (Nhật Bản).
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025