-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Thông tin trên được Ban tổ chức Diễn đàn M&A đưa ra tại cuộc Họp báo sáng nay ở Hà Nội.
Theo đó, thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Đó là KEB HANA Bank, thành viên của Tập đoàn Tài chính Hana (Hana Financial Group) - một trong các tập đoàn tài chính lớn nhất châu Á cung cấp toàn diện đầy đủ các hoạt động tài chính đã chi 882 triệu USD (hơn 20.295 tỷ đồng) mua 15% cổ phần Ngân hàng BIDV.
Ông Michael Dc Choi, Phó tổng Giám đốc KOTRA Hà Nội, Trung tâm M&A toàn cầu KOTRA (Hàn Quốc) tiết lộ, hiện có 5 ngân hàng thương mại khác ở Hàn Quốc rất quan tâm việc mua cổ phần các ngân hàng nước ngoài, trong đó Việt Nam được nhắm đến.
Trước đó, SK Group đến từ Hàn Quốc thành cổ đông lớn của Vingroup sau thương vụ tỷ USD không chỉ là động lực thúc đẩy thị trường M&A bước sang một giai đoạn mới, mà còn được kỳ vọng sẽ là “điểm tựa”, sức bật để khối doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân tiếp tục thực hiện các thương vụ M&A hiệu quả cao, quy mô lớn.
Đúng như những gì dự đoán trước đó, trong giai đoạn này các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ tiên phong vào lĩnh vực tài chính, công nghệ, bất động sản, tiêu dùng.
Nếu như 2017 là năm của Thái Lan, khi các ông lớn của nước này liên tục mua lại những doanh nghiệp lớn, đầu ngành của Việt Nam tại những lĩnh vực tiềm năng như bán lẻ (Big C, Metro, Nguyễn Kim..), vật liệu xây dựng (Prime Group, VCM, Xi măng Holcim...), nhựa (Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong), bia (Sabeco)…
Tuy nhiên năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 đánh dấu sự khởi sắc của dòng vốn từ Hàn Quốc với những thương vụ đầu tư lớn tại thị trường Việt Nam. Nguyên nhân khiến dòng vốn Thái Lan đổ vào các thương vụ M&A ở Việt Nam giảm vì ngay tại thị trường Thái Lan cũng bị chững lại.
Những tháng đầu năm 2019, giá trị giao dịch M&A tại Thái Lan giảm tới 64,7% xuống còn 3,1 tỷ USD (23 giao dịch). Mặc dù giao dịch trong nước tăng gấp 3 lần giá trị so với cùng kỳ năm 2018, với 410 triệu USD. Tuy nhiên, nhìn chung so với cùng kỳ năm ngoái, nước này có 33 giao dịch, đạt giá trị 8,7 tỷ USD.
Trong ngành tài chính, mảng tài chính vi mô và ngân hàng thương mại được yêu thích nhất xét về giai đoạn phát triển của thị trường tài chính Việt Nam hiện nay |
Sở dĩ các thương vụ M&A Hàn Quốc - Việt Nam sẽ ngày càng tăng cao về số lượng và giá trị giao dịch bởi Chính phủ Hàn Quốc bên cạnh việc tập trung vào các tập đoàn lớn thực hiện các thương vụ M&A ra nước ngoài, giờ đây lại đang dồn sức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), với số vốn hàng ngàn tỷ USD.
Ông Kim Ja Jum, Phó tổng giám đốc phụ trách các khoản đầu tư vào SME của Công ty Chứng khoán Kiwoom đã vài lần thông qua Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (Kotra) để tìm kiếm các SME của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, với kỳ vọng sẽ thực hiện các thương vụ M&A.
“Chúng tôi khoanh vùng rót vốn vào các doanh nghiệp sản xuất, bởi có hai chiến lược mà các công ty Hàn Quốc đang thực hiện, đó là mua nguyên vật liệu ở Việt Nam về sản xuất, rồi bán ngược lại cho Việt Nam, hoặc doanh nghiệp Hàn Quốc đến Việt Nam trực tiếp sản xuất để bán tại Việt Nam và ASEAN”, ông Kim cho biết và tiết lộ, nếu tìm được công ty phù hợp, Kiwoom sẽ đầu tư cổ phần chi phối với số vốn tối thiểu 25 triệu USD/ công ty.
Ông Daniel Lee, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư STIC Investment của Hàn Quốc tiết lộ, Việt Nam và các nước châu Á khác hiện chiếm 19% danh mục đầu tư của quỹ. STIC Investment đang nhắm đến 3 công ty, trong đó có 2 công ty từ Việt Nam. Trong thời gian qua, quỹ đầu tư này đã đầu tư vào các công ty như Tiki, Cammsys Việt Nam, Công ty Thủy sản Việt Úc, Công nghệ sinh học Dược Nanogen và Hoa Sen Group…
Các giao dịch M&A từ Hàn Quốc với các nước châu Á đang gia tăng mỗi năm. Khi nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng, các công ty Hàn Quốc có hiện tượng dư thừa tiền mặt, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt qua hình thức M&A.
Tuy nhiên, ông Michael Dc Choi cho rằng, để dòng vốn tỷ đô M&A Hàn Quốc hay đến từ bất cứ quốc gia nào khác vào Việt Nam bùng nổ, điều quan trọng là phát triển môi giới M&A chuyên nghiệp. Hiện khó khăn mà các nhà đầu tư Hàn Quốc phải đối mặt là sự thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính. Điều này làm hạn chế các giao dịch xuyên biên giới.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025