-
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7% -
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công -
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng -
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
AirAsia sẽ vào thị trường hàng không nội địa Việt Nam qua hãng hàng không Hải Âu |
Theo thông tin của Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa nhận được văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài – AirAsia Investmenr Ltd. vào Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu.
Sau khi nhận vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu sẽ đăng ký lại ngành nghề kinh doanh, trong đó có dịch vụ kinh doanh hành khách hàng không; dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không; cho thuê máy bay kèm theo người lái…
Do đây đều là những lĩnh vực dịch vụ Việt Nam chưa cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên đơn vị đăng ký đầu tư phải xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông - Vận tải về việc đáp ứng các điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định cấp phép.
Trước đó, vào ngày 1/4/2017, Hãng tin Bloomberg đưa tin, hãng hàng không giá rẻ AirAsia sẽ kết hợp với Công ty TNHH Gumin và Công ty Hải Âu để thành lập một liên doanh hàng không, trong đó đối tác Việt Nam góp 70% vốn điều lệ.
Được biết, Hải Âu gia nhập thị trường hàng không vào năm 2014 với 3 máy bay thủy phi cơ và mới chỉ có giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không chung.
Trong khi đó, với AirAsia, đây là lần thứ ba trong vòng 10 năm trở lại đây, hãng hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á này tìm kiếm cơ hội hợp tác với một đối tác Việt Nam.
Trước đó, AirAsia từng được thỏa thuận với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin, nay là SBIC (năm 2007) và Vietjet (năm 2010) để thành lập hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài thứ hai tại Việt Nam (sau Jetstar Pacific). Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các thỏa thuận này đều không thể cụ thể hóa.
Hiện tại, Tập đoàn AirAsia có hai hãng hàng không đang khai thác thường lệ đến Việt Nam là Thai AirAsia (FD), khai thác đường bay từ Thái Lan và AirAsia Berhad (AK), khai thác đường bay từ Malaysia. Trước đây, Indonesia AirAsia cũng đã khai thác đường bay đến Việt Nam từ Indonesia, nhưng hiện đang tạm dừng khai thác.
-
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công -
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng -
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt” -
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng
-
1 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
2 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
3 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
4 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 17/9
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation