-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn
Kiểm toán Nhà nước vừa gửi Thông báo Kết quả kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án Mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km791+500 – Km848+875, tỉnh Thừa Thiên Huế theo hình thức BOT (BOT Quốc lộ 1 qua Thừa Thiên Huế) tới Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước đó, Thanh tra Bộ GTVT cũng đã có Kết luận thanh tra dự án này.
Với tổng mức đầu tư lên tới 2.209 tỷ đồng, có tổng chiều dài hơn 31 km, từ giáp ranh Quảng Trị đến ngã ba La Sơn (trừ đoạn qua TP. Huế và đường tránh Huế), đây là dự án có quy mô vốn vào loại lớn nhất trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ. Công ty TNHH Trùng Phương (Công ty Trùng Phương) có trụ sở tại Đà Nẵng được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lựa chọn làm nhà đầu tư và cho phép doanh nghiệp này được thu phí hoàn vốn tại Km808+500 trong thời gian 22 năm 3 tháng 7 ngày.
. |
Vị trí đặt trạm thu phí sau đó được thay đổi cho phù hợp với khoảng cách giữa các trạm thu phí chuyển từ thị trấn Tứ Hạ về Phú Bài. Công trình được khởi công vào tháng 5/2013 và hoàn thành, đưa vào khai thác từ tháng 10/2015.
Khác với công trình BOT “hàng xóm ồn ào” - hầm Phước Tượng, Phú Gia, Dự án BOT Quốc lộ 1 qua Thừa Thiên Huế khá “kín tiếng” ngay từ giai đoạn thi công đến thu phí hoàn vốn.
Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước, phương án tài chính ban đầu của Dự án này có rất nhiều điểm “tối” với nhiều thông số đầu vào được lập rất ẩu. Cụ thể, doanh thu được xác định, tính toán trên cơ sở số liệu đếm xe trong vòng… 2 ngày, trong khi lưu lượng xe lưu thông thực tế trên tuyến đường là khác nhau, không có quy luật, phụ thuộc vào nhu cầu, thời tiết, mùa vụ, dẫn đến việc tính toán doanh thu thu phí cũng như tốc độ tăng trưởng doanh thu còn thiếu cơ sở.
Phương án tài chính của Dự án BOT Quốc lộ 1 qua Thừa Thiên Huế, theo Kiểm toán Nhà nước, được lập theo kiểu “thầy bói xem voi”, thể hiện rõ nhất ở việc trong thuyết minh tính toán, nhà đầu tư không nêu cụ thể các tổ chức tín dụng đã tham khảo để tính toán lãi suất cho vay. Tỷ lệ chi phí vận hành thu phí tại Dự án được chốt ở mức 7,5%/năm, nhưng đơn vị tư vấn dự toán không đưa ra các số liệu tính toán cụ thể.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa cung cấp được các số liệu tham khảo về mức lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tương ứng, lợi nhuận của các dự án tương tự so với mặt bằng thị trường khu vực và lợi nhuận của các ngành, lĩnh vực khác, để xem xét tính toán mức lợi nhuận hợp lý.
Liên quan tới vấn đề này, Kết luận của Thanh tra Bộ GTVT cũng ghi nhận việc phương án tài chính Dự án tính thời gian thu phí chưa trừ khoản thuế VAT gồm: Thuế VAT của tổng mức đầu tư dự án (160,32 tỷ đồng); Thuế VAT của chi phí duy tu, trung tu, đại tu (tạm tính 51,34 tỷ đồng); chi phí quản lý khai thác (tạm tính 24,52 tỷ đồng). Các bên liên quan cũng tính sai lãi vay trong thời gian xây dựng tăng không đúng là 13,128 tỷ đồng.
Bên cạnh lỗ hổng trong phương án tài chính, công tác quản lý thi công của nhà đầu tư trên thực địa cũng có những tồn tại khiến mặt đường nhiều đoạn không đảm bảo chất lượng.
Kết quả “soi” công tác quản lý chất lượng công trình của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, nhật ký thi công ghi chép còn chưa chi tiết, chưa phản ánh cụ thể toàn bộ quá trình thực hiện; hồ sơ hệ thống quản lý chất lượng chưa đầy đủ, thiếu hồ sơ biện pháp thi công được phê duyệt theo quy định...
Thanh tra Bộ GTVT cũng phát hiện các kết quả thí nghiệm vật liệu cát hạt trung và cát dạng hạt, sử dụng cát hạt mịn tại mỏ cát An Lỗ để thay thế vật liệu dạng hạt tại các vị trí mang cống, đầu cầu (sau mố), cát hạt trung tại các vị trí xử lý nền đất yếu (lớp thoát nước) tại công trình này là không đúng theo quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật dự án.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến diện tích hằn lún vệt bánh xe ≤ 2,5 cm tại Dự án là 20.140 m2 và ≥ 2,5cm là 2.294 m2. Tại thời điểm thanh tra (tháng 1/2016), nhà đầu tư đã cào tạo phẳng 3.000 m2, cào bóc thảm lại 10.870 m2 và đang tiếp tục sửa chữa hoàn thiện các hằn lún vệt bánh xe còn lại. Cùng với việc khẩn trương khắc phục các hư hỏng mặt đường, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Công ty Trùng Phương tiến hành giảm thanh toán 25,9 tỷ đồng; giảm giá trị hợp đồng 9,77 tỷ đồng.
“Công ty Trùng Phương báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện điều chỉnh phương án tài chính, đề án thu phí, hợp đồng BOT trên cơ sở kết quả kiểm toán liên quan đến việc xác định lại lưu lượng xe, lãi suất ngân hàng, chi phí dự phòng; cơ cấu tổng mức đầu tư khi quyết toán dự án hoàn thành”, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Hoàng Hồng Lạc nêu rõ trong Kết luận kiểm toán.
-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng
-
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm -
Giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ chưa được quan tâm đúng mức -
Tội phạm cướp ngân hàng, cướp cửa hàng vàng tăng -
Giảm mạnh thuế cho báo chí, tăng thuế đồ uống có đường -
Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 3 tuyến giao thông kết nối 2 bệnh viện
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử