
-
Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc nhận án 3 năm tù
-
Bắt hàng nghìn sản phẩm thời trang là hàng giả và gian lận xuất xứ Việt Nam
-
Phát hiện hành vi chôn lấp chất thải công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên
-
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn tại Bắc Giang
-
Quảng Ninh: Xử lý 1.084 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trị giá 12 tỷ đồng -
Truy tố 22 bị can trong đường dây cấp khống phiếu lý lịch tư pháp
Quy định bắt buộc ô tô tham gia kinh doanh vận tải khách và hàng hóa buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GPS) và truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có từ năm 2014. Nhưng đến nay, tỷ lệ phương tiện truyền dữ liệu GPS về Tổng cục ngày một giảm, trong khi đó, khâu hậu kiểm, xử lý còn lỏng lẻo.
Trốn truyền dữ liệu cả tháng
Thống kê của Tổng cục Đường bộ cho thấy, đến nay, cả nước có khoảng 580.000 phương tiện vận tải tham gia kinh doanh như xe khách, xe tải, container, taxi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chỉ có khoảng 70% (khoảng 410.000) số xe này truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ theo quy định, 30% còn lại không truyền dữ liệu (khoảng 175.000 xe).
Đáng nói, trong số 175.000 xe không truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ, không rõ có bao nhiêu xe cố tình ngắt. Ông Trần Quang Bình, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho rằng, rất khó để kiểm soát số xe không truyền dữ liệu về Tổng cục vì nguyên nhân gì, cũng có thể do xe hỏng hóc phải đi bảo dưỡng, cũng có thể do xe nghỉ hoặc cũng có thể cố tình tắt. “Hiện nay, không có chế tài nào ràng buộc về việc xe dừng hoạt động thì chủ xe phải thông báo cho cơ quản quản lý biết. Trong trường hợp phương tiện dừng truyền dữ liệu về Tổng cục thì chỉ có xuống tận nơi kiểm tra mới biết lý do vì sao”, ông Trần Quang Bình cho hay.
Để khắc phục việc này, Vụ trưởng Vụ Vận tải cho biết, Tổng cục Đường bộ đang đề xuất quy định nếu phương tiện dừng hoạt động trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày thì chủ phương tiện phải thông báo cho cơ quan quản lý biết. Thông tin thêm về việc này, ông Trần Quang Bình cho hay, vừa qua, Sở GTVT Đắk Lắk đã trực tiếp kiểm tra tại một số doanh nghiệp không truyền dữ liệu GPS về, kết quả xử phạt 10 doanh nghiệp vận tải cố tình ngắt GPS, thu hồi phù hiệu 24 phương tiện.
Tại địa bàn Hà Nội, đầu tháng 5 vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã có quyết định thu hồi phù hiệu 1 tháng đối với 1.043 phương tiện. Lý do bởi các phương tiện này không truyền dữ liệu GPS về Tổng cục Đường bộ trong tháng 3-2017. “Chỉ địa phương vào cuộc kiểm tra, hậu kiểm thì mới phát hiện được lý do vì sao phương tiện không truyền dữ liệu về hay là cố tình tắt đi. Còn Tổng cục Đường bộ không đủ người, đủ lực để làm việc này”, ông Trần Quang Bình nhìn nhận.
Rút ngắn thời hạn liệu lực của phù hiệu
Trả lời về việc Tổng cục Đường bộ có giám sát việc xử lý của các địa phương đối với phương tiện không truyền dữ liệu GPS và chế tài thu hồi phù hiệu 1 tháng liệu có nhẹ, ông Trần Quang Bình cho rằng, ngoài nhắc nhở thì từ tháng 1-2017 đến nay, Tổng cục đã công khai danh sách 10 địa phương đứng đầu về số phương tiện không truyền dữ liệu. Căn cứ vào số lượng phương tiện vi phạm hàng tháng, Tổng cục gửi văn bản yêu cầu các Sở phải kiểm tra, xử lý và có báo cáo bằng văn bản về Tổng cục.
“Còn đối với việc thu hồi phù hiệu và giám sát thu hồi phù hiệu thì phải do lực lượng chức năng thực thi trên đường giám sát. Nhưng đúng là việc quản lý cấp phù hiệu cho xe kinh doanh vận tải hiện quá lỏng lẻo, thời hạn phù hiệu là 7 năm, có doanh nghiệp được cấp phù hiệu xong thì chuyển đi nơi khác, đến Sở GTVT nơi cấp cũng không còn tìm được. Không ít trường hợp bị thu hồi phù hiệu nhưng cố tình không đến nộp”, ông Trần Quang Bình thông tin, đồng thời cho biết Tổng cục đang đề xuất rút ngắn thời hạn hiệu lực của phù hiệu xe kinh doanh vận tải xuống còn 1-2 năm.
Về ý kiến cho rằng, dữ liệu GPS hiện nay đang là dữ liệu “chết”, vì chỉ để phục vụ hậu kiểm vào cuối mỗi tháng, ông Trần Quang Bình cho rằng, với số lượng phương tiện lên tới 584.000 ô tô thuộc diện bắt buộc phải truyền dữ liệu GPS như hiện nay là quá lớn, không có đủ lực lượng sát sao tới từng xe để có thể xử lý tức thời.
“Dữ liệu GPS sử dụng như một hình thức phạt nguội của CSGT, nhưng nếu xử lý nghiêm thì tính chất còn nặng hơn, vì thường là thu hồi phù hiệu hoạt động phương tiện trong 1 tháng”, ông Trần Quang Bình cho hay. Cũng theo Vụ Vận tải, để quản lý, xử lý tức thời đối với các xe vi phạm qua thiết bị GPS thì chỉ có các doanh nghiệp, chủ xe, đây cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp đã được quy định trong Thông tư 63/2014- BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô.

-
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn tại Bắc Giang -
Quảng Ninh: Xử lý 1.084 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trị giá 12 tỷ đồng -
Truy tố 22 bị can trong đường dây cấp khống phiếu lý lịch tư pháp -
Vụ kẹo rau củ Kera, Hoa hậu Thùy Tiên nhận gần 7 tỷ đồng hoa hồng -
Bộ Công Thương tổng kiểm tra hàng hóa "nóng" trên thị trường: thuốc, sữa, mỹ phẩm, xăng dầu... -
Thanh tra phát hiện nhiều điều khoản không đúng quy định trong hợp đồng mua nhà ở xã hội -
Khánh Hòa thu hồi khu "đất vàng” trong vụ án gây thất thoát gần 138 tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao