-
Cùng Biwase hướng tới cuộc sống xanh - sạch -
Intimex Group tiên phong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững -
Phát triển bền vững với Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics -
Quản lý khoáng sản hiệu quả hơn nhờ luật mới và chính sách cải cách -
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên
Aeon Việt Nam đang tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho các hoạt động liên quan tới tiêu dùng xanh |
Chính phủ, doanh nghiệp cùng hành động
Việt Nam thể hiện các cam kết mạnh mẽ về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cam kết, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân.
Ngay sau đó, Ban Chỉ đạo quốc gia Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 đã được thành lập.
Có thể thấy, Việt Nam đang trong lộ trình thay đổi toàn diện mô hình phát triển từ dựa trên năng lượng hóa thạch, sử dụng nhiều tài nguyên sang mô hình phát triển theo hướng ít phát thải.
Là nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam đã đưa ra các cam kết về ứng phó biến đổi khí hậu như các nước phát triển. Do đó, cần bước đi, lộ trình phù hợp và cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước phát triển, các đối tác về nguồn vốn, đào tạo nhân lực, xây dựng thể chế, công nghệ, quản trị và sự thống nhất từ trên xuống dưới, từ các doanh nghiệp trong nước, cho tới cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Phuc Khang Corporation (Phúc Khang) khẳng định: “Cam kết của Chính phủ tại COP26 không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng - bất động sản nói riêng thay đổi, dịch chuyển cơ cấu và phát triển theo định hướng xanh, bền vững”.
Theo quan điểm này, các yếu tố ESG (môi trường - xã hội và quản trị doanh nghiệp) với Phúc Khang không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành xu hướng tất yếu trong hành trình phát triển.
Phúc Khang luôn theo sát và cam kết hành động dựa trên 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Các hoạt động cụ thể về từng khía cạnh môi trường, xã hội và quản trị đã được triển khai cụ thể tại Tập đoàn. Trong đó, nổi bật là việc áp dụng kinh tế tuần hoàn vào hoạt động kinh doanh, sản phẩm bất động sản được đăng ký và thực hiện theo các chứng nhận công trình xanh quốc tế, tổ chức các chương trình, hội thảo về công trình xanh…
Trong lĩnh vực bán lẻ, Aeon Việt Nam đang tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho các hoạt động liên quan tới tiêu dùng xanh, giảm thiểu rác thải nhựa thông qua chiến dịch giảm sử dụng túi nilon khi mua sắm; quản trị nhân lực để hỗ trợ các hoạt động về môi trường; tăng cường nhận thức, cam kết của nhân viên về các vấn đề liên quan đến môi trường.
Ý thức về trách nhiệm của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, Quỹ Keppel Việt Nam cùng Tập đoàn Keppel đã đầu tư 5 dự án nhà ở chất lượng cao tại Hà Nội và TP.HCM.
Tại Keppel, bộ phận bất động sản thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như loại bỏ dần việc sử dụng các thiết bị chạy bằng dầu diesel không cần thiết, đặt mục tiêu đạt được các chứng nhận công trình xanh cho các dự án thương mại mới, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà hiện hữu bằng cách tối ưu hóa năng lượng, tăng cường sử dụng các vật liệu và sản phẩm có nhãn xanh, ít khí thải.
Chỉ riêng việc tăng sử dụng năng lượng tái tạo, các tấm pin quang điện được lắp đặt tại các dự án thương mại và nhà ở của Keppel tại Việt Nam đã tạo ra hiệu suất năng lượng gần 150.000 kWh trong 3 năm qua.
“Chúng tôi đang hợp tác với Khang Điền phát triển dự án nhà ở thông minh, quy mô gần 12 ha tại Thủ Đức (TP.HCM). Khi hoàn thành, dự án sẽ đem đến không gian sống xanh với đa dạng tiện nghi cho cư dân”, ông Wong Wai Foo, Giám đốc bộ phận Tái tạo đô thị bền vững (Tập đoàn Keppel tại Việt Nam) thông tin.
“Luật chơi” mới trên toàn cầu
Cam kết cắt giảm phát thải, giữ vững môi trường, phát triển bền vững đã trở thành “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu. Các nhà mua hàng toàn cầu tại nhiều quốc gia đang yêu cầu ngày càng cao hơn với hàng hóa nhập khẩu, đặt ra “bài toán” khó hơn với các doanh nghiệp Việt.
Cùng với đó, cam kết “net zero” của Việt Nam cũng thúc đẩy dòng vốn đầu tư xanh từ các doanh nghiệp FDI. Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Hà Nội, nhận định: Việt Nam có triển vọng thu hút dòng vốn tín dụng xanh từ Hoa Kỳ cho hành trình phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy định mới về chính sách dành cho năng lượng mặt trời áp mái, từ đó sẽ giúp tăng đầu tư vào năng lượng sạch, thu hút thêm các doanh nghiệp Hoa Kỳ đến Việt Nam trong tương lai.
Từ hoạt động của doanh nghiệp, bà Đoàn Vũ Uyên Duyên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS) chia sẻ, doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh và quản trị từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp sản xuất - xuất nhập khẩu - thương mại dịch vụ nông nghiệp trên nền tảng phát triển đa quốc gia từ cuối tháng 10/2022.
Các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) được TTC AgriS đẩy mạnh để trở thành doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp giá trị gia tăng cao - thương mại tiêu dùng tích hợp, từ đó tiếp tục gia tăng giá trị tuần hoàn trên chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp...
Dưới góc nhìn quản lý nhà nước, ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng, Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức trước mắt đang ảnh hưởng khá lớn đến quá trình thực hiện SDGs, Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất lớn để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
“Việt Nam cần tập trung giải quyết vấn đề như tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên để tăng tốc trong thực hiện SDG 7, tăng tốc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững (SDG 12); tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai (SDG 13)…”, ông Việt Anh nhấn mạnh.
-
Phát triển bền vững với Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics -
Trái phiếu xanh, chứng chỉ carbon: Khuyến khích đầu tư bằng công cụ thuế -
Quản lý khoáng sản hiệu quả hơn nhờ luật mới và chính sách cải cách -
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Phát động Giải Báo chí Phát triển Xanh lần thứ nhất -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán