
-
DIC Corp bán sỉ dự án để hỗ trợ kết quả kinh doanh ngắn hạn
-
Lộ diện nhà đầu tư mới vào dự án Cát Bà Amatina
-
Xây dựng CDC lên kế hoạch lãi 47,28 tỷ đồng trong năm 2025
-
Cảng Đình Vũ sẽ góp hơn 23,9 tỷ đồng nâng cấp luồng hàng hải tại Hải Phòng -
Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số nửa đầu năm 2025 đạt 135,6 triệu USD
Ngày 23/7 tới, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) dự kiến tổ chức liên tiếp 2 phiên đấu giá cổ phần thuộc sở hữu của Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist), gồm 12,2 triệu cổ phần (tương đương 51% vốn điều lệ) tại Công ty cổ phần (CTCP) Du lịch Hà Nội - Quảng Bình và 290.000 cổ phần (tương đương 25,19% vốn điều lệ) tại CTCP Du lịch Hà Nội - Hạ Long. Đây là toàn bộ cổ phần mà Hanoitourist sở hữu tại hai doanh nghiệp trên.
Giá khởi điểm đấu giá cổ phần CTCP Du lịch Hà Nội - Quảng Bình là 16.239 đồng/cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng) và giá khởi điểm đấu giá cổ phần CTCP Du lịch Hà Nội - Hạ Long là 241.227 đồng/cổ phần (mệnh giá 100.000 đồng).
Đáng chú ý, 2 doanh nghiệp mà Hanoitourist muốn thoái vốn đều đang sở hữu những dự án khách sạn tiềm năng tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Ninh, gồm Dự án khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình và Dự án khu khách sạn 5 sao tại phường Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh.
Pullman Quảng Bình: Gần một thập kỷ dang dở
CTCP Du lịch Hà Nội - Quảng Bình là chủ đầu tư dự án Khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình - tổ hợp nghỉ dưỡng quy mô lớn tại khu vực bãi biển Bảo Ninh, phường Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị. Dự án được quy hoạch trên diện tích hơn 50.398 m2, gồm một khối khách sạn và khu biệt thự nghỉ dưỡng, với tổng cộng 283 phòng khách sạn và 18 căn biệt thự, vận hành theo chuẩn Pullman của Tập đoàn Accor (Pháp).
Khởi công từ năm 2016 với vốn đầu tư ban đầu 600 tỷ đồng, dự án từng được kỳ vọng trở thành điểm nhấn hạ tầng du lịch của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, dự án liên tục vướng mắc và điều chỉnh kéo dài. Tới năm 2019, tổng vốn đầu tư được điều chỉnh tăng lên 1.100 tỷ đồng, song đến nay chỉ mới hoàn thành phần san nền, một phần kết cấu khách sạn và khu biệt thự, trong khi toàn bộ tổ hợp vẫn trong tình trạng “quây tôn”.
Tính đến cuối năm 2024, dự án mới hoàn thành khoảng 95% phần thô khách sạn, 90% phần thô biệt thự và 40% công đoạn hoàn thiện. Theo kế hoạch, việc lắp đặt nội thất toàn khu dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 6/2026.
Do chưa tạo ra doanh thu, CTCP Du lịch Hà Nội - Quảng Bình liên tục báo lỗ. Năm 2024, Công ty lỗ 4,2 tỷ đồng, tăng so với khoản lỗ 3,3 tỷ đồng năm 2023. Tính lũy kế, khoản lỗ lên gần 15 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty từng bị cơ quan thuế cưỡng chế do nợ nghĩa vụ tài chính liên quan đất đai và thuế thu nhập.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn đánh giá dự án này có tiềm năng lớn nếu được tái khởi động đúng cách. Việc Hanoitourist thoái toàn bộ 51% vốn mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư mới có tiềm lực tài chính và cam kết thực hiện dự án một cách thực chất hơn. Đây có thể là “chuyển giao kép” cả về sở hữu và định hướng chính sách địa phương, trong bối cảnh tỉnh Quảng Trị sau hợp nhất với tỉnh Quảng Bình đang tái cấu trúc lại quy hoạch phát triển không gian đô thị.
Hiện Công ty có vốn điều lệ 239 tỷ đồng, tổng tài sản gần 373 tỷ đồng, với nợ vay khoảng 137 tỷ đồng. Ngoài Hanoitourist, Công ty còn 2 cổ đông lớn là CTCP Việt Group (27%) và ông Nguyễn Đức Thanh (22%).
Khách sạn 5 sao Hạ Long đặt mục tiêu về đích trong 2 năm tới
Đối với CTCP Du lịch Hà Nội - Hạ Long , đây là doanh nghiệp thành lập từ tháng 12/2018 để triển khai một tổ hợp khách sạn 5 sao quy mô lớn ngay tại trung tâm phường Bãi Cháy - khu vực sôi động nhất của khu du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Dự án có tổng mức đầu tư lên đến 1.095 tỷ đồng, gồm hai khối công trình: Khối dịch vụ giáp đường Lý Quốc Sư, cao 5 tầng nổi và 2 tầng hầm, đã hoàn thành phần thô với diện tích sàn hơn 15.500 m2; và khối khách sạn giáp đường Bãi Cháy (Hậu Cần), cao 32 tầng nổi và 1 tum, với tổng diện tích sàn trên 49.100 m2, đang trong giai đoạn thi công phần thân.
Dự kiến, phần thấp tầng sẽ hoàn thành trong tháng 9/2025, phần cao tầng hoàn thiện kết cấu vào cuối năm 2026 và toàn bộ dự án hoàn thành vào tháng 6/2027.
Dù có tiềm năng lớn về vị trí và quy mô, doanh nghiệp hiện vẫn chưa có doanh thu từ hoạt động kinh doanh do dự án chưa thể đưa vào khai thác. Chính điều này khiến nhà đầu tư còn thận trọng, không "xuống tiền" vào đợt chào bán thoái vốn đợt tháng 5/2025.
Việc Hanoitourist đồng loạt thoái vốn khỏi 2 dự án lớn trong cùng một thời điểm cho thấy quyết tâm dứt điểm với những khoản đầu tư kém hiệu quả kéo dài. Dù các dự án này đều có tiềm năng phát triển mạnh trong lĩnh vực du lịch - nghỉ dưỡng, song thách thức lớn nhất là tìm được nhà đầu tư không chỉ có tiềm lực tài chính, mà còn có chiến lược đầu tư thực chất và phù hợp với định hướng phát triển của địa phương.
Nếu các thương vụ thoái vốn thành công, Hanoitourist không chỉ hoàn tất được một bước trong kế hoạch tái cơ cấu, mà còn góp phần tái kích hoạt những công trình từng được kỳ vọng là điểm nhấn của ngành du lịch địa phương. Quan trọng là, liệu nhà đầu tư mới có dám bước vào và kiên trì “đánh thức” tiềm năng của những dự án khách sạn này.

-
Hanoitourist "dứt ruột" thoái vốn -
Nhà Khang Điền, Hodeco lấn sân sang bất động sản công nghiệp -
Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số nửa đầu năm 2025 đạt 135,6 triệu USD -
Kinh Bắc “khát vốn” giữa lúc tiềm năng còn bỏ ngỏ -
Nhựa Pha Lê sắp chào bán riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu với giá cao hơn thị trường -
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998 -
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City