
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho ngành xuất bản
-
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia
-
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay -
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
![]() |
Chuyển đổi số chưa bao giờ trở nên “hot” như hiện nay. Từ Chính phủ, doanh nghiệp lớn tới các công ty khởi nghiệp đều đang nhanh chóng chuyển đổi số. Tuy nhiên, câu hỏi mà các nhà đầu tư đặt ra cho các start-up là, điều gì tiếp theo sẽ đến với doanh nghiệp sau khi chuyển đổi số?
Với thực tại ở Việt Nam, mọi người có thể thấy, chuyển đổi số xuất hiện và gắn một chút vào cuộc sống thực tế, như mua hàng trực tuyến (online) và trực tiếp (offline). Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử những năm gần đây cùng với dịch vụ tiện lợi hơn mà chúng ta mua hàng online nhiều hơn, thay thế dần việc tới các cửa hàng truyền thống.
Dự báo, thời kỳ “hậu chuyển đổi số” đang đến gần. Ở đó, kênh offline sẽ thay đổi vai trò do bị thay thế bởi kênh online.
Sự thay đổi trước và sau chuyển đổi số kéo theo mô hình kinh doanh cũng sẽ thay đổi, từ O2O (online to offline: kéo khách hàng tiềm năng từ kênh online sang mua hàng offline) sang OMO (online merge with offline: cung cấp sản phẩm, dịch vụ dựa trên cả trải nghiệm online và offline cùng một lúc của khách hàng).
Hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe của Tập đoàn Ping An (Trung Quốc) là sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn giữa trải nghiệm online và offline của khách hàng. Đây là một trong những ví dụ thành công tiêu biểu của mô hình OMO.
Tiền thân của Ping An là công ty bán bảo hiểm đơn thuần. Để bán được bảo hiểm nhiều hơn, Tập đoàn đã mở rộng thêm dịch vụ chăm sóc sức khỏe Ping An Good Doctor - ứng dụng online giúp khách hàng đặt hẹn, nhận tư vấn thăm khám từ bác sĩ, kết nối với các địa điểm offline như nhà thuốc, bệnh viện, phòng khám. Ping An không bỏ qua bất kỳ một cơ hội nào để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của khách hàng dựa trên dữ liệu ở cả kênh online và offline, qua đó bán được bảo hiểm đúng người, đúng hàng, đúng giá hơn.
Ở Việt Nam hiện nay, mô hình OMO vẫn chưa được hiểu và triển khai đầy đủ, do mô hình O2O vẫn đang là chủ đạo. Nhưng thời kỳ “hậu chuyển đổi số” sẽ đến trong thời gian tới, kéo theo việc cần thiết phải chuyển dịch mô hình kinh doanh phù hợp. OMO có thể là một sự lựa chọn cho các start-up.
Manabie - start-up giáo dục đến từ Singapore đang được các nhà đầu tư chú ý bởi đã nhanh chóng đi theo mô hình OMO. Đầu năm 2021, khi nhu cầu học tập từ xa bùng nổ trong đại dịch Covid-19, Manabie đã gọi vốn thành công 3 triệu USD từ các quỹ đầu tư Do Ventures, Genesa Ventures, Chiba Dojo...
Nhà sáng lập Manabie là người Nhật Bản. Anh từng đồng sáng lập một start-up công nghệ giáo dục (edtech) thuần online là Quipper, sau đó bán lại thành công cho một tập đoàn nhân sự lớn ở Nhật Bản. Nhưng, nhà sáng lập này nhận ra, việc học online không đủ với các em học sinh trong việc duy trì sự tương tác và động lực học tập. Vì vậy, Manabie được thành lập để bổ sung mảnh ghép còn thiếu của mô hình OMO, tức là kết hợp giữa học online và học offline.
Với mô hình OMO, thì việc có trải nghiệm khách hàng tốt, tăng điểm chạm với khách hàng, hiểu khách hàng từ các dữ liệu online và offline đóng vài trò quan trọng và sẽ là công thức thành công cho doanh nghiệp. Start-up có thể cải tiến sản phẩm và trải nghiệm khách hàng nhờ hiểu khách hàng dựa trên các dữ liệu ở cả kênh online lẫn offline.

-
Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu -
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay -
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách -
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng -
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động -
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower