-
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
Bên trong một cửa hàng bày bán điện thoại Xiaomi tại thành phố Gurgaon, Ấn Độ. Ảnh: AFP |
Trước đó, Cơ quan điều tra và thực thi chống buôn lậu Ấn Độ (DRI) đã tiến hành điều tra trốn thuế và thu thập các tài liệu liên quan khi khám xét các cơ sở của Xiaomi Ấn Độ, theo thông báo mới nhất của Bộ Tài chính Ấn Độ.
"Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện rằng 'phí bản quyền và phí cấp phép' mà Xiaomi Ấn Độ trả cho Qualcomm Mỹ và Công ty TNHH Phần mềm di động Xiaomi Bắc Kinh (bên liên quan của Xiaomi Ấn Độ) đã không được tính vào giá trị giao dịch hàng hóa được nhập khẩu bởi Xiaomi Ấn Độ và các nhà sản xuất theo hợp đồng của công ty này", Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết thêm.
"Bằng cách không đưa 'phí bản quyền và phí giấy phép' vào giá trị giao dịch, Xiaomi Ấn Độ đã trốn thuế hải quan đối với các mặt hàng điện thoại di động nhập khẩu, các bộ phận và linh kiện của hãng này", thông báo của Bộ Tài chính nêu.
Sau khi hoàn tất cuộc điều tra, Cơ quan điều tra và thực thi chống buôn lậu Ấn Độ đã ban hành 3 thông báo kết luận về việc truy thu thuế Xiaomi 6,53 tỷ rupee trong khoảng thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 6/2020. Những thông báo kết luận này được xem là bằng chứng chứng minh một hoặc nhiều bên liên quan đã vi phạm trước tòa.
Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ có các động thái nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc. Năm ngoái, Ấn Độ đã cấm cửa 118 ứng dụng có liên kết với Trung Quốc do lo ngại vấn đề an ninh quốc gia. Động thái này diễn ra vào lúc căng thẳng địa chính trị giữa hai nước gia tăng.
Tháng trước, Cơ quan điều tra và thực thi chống buôn lậu Ấn Độ đã khám xét các cơ sở của Xiaomi và Oppo sau khi nguồn tin tình báo cho biết hai hãng công nghệ Trung Quốc này đã che giấu thu nhập và trốn thuế. Ngay trước khi "đột kích" các cơ sở của Xiaomi và Oppo, cơ quan này đã khám xét các nhà máy của Foxconn Ấn Độ, Bharat FIH, và Dixon Technologies. Trong đó, Bharat FIH và Dixon Technologies là hai nhà cung ứng theo hợp đồng của Xiaomi.
Tính đến cuối năm 2021, Cơ quan điều tra và thực thi chống buôn lậu Ấn Độ đã khám xét hơn 20 cơ sở sản xuất ở Vùng Thủ đô Quốc gia, thành phố Mumbai, thành phố Rajkot, và bang Karnataka có liên kết với Oppo và Xiaomi. Ấn Độ cũng tiến hành khám xét các văn phòng của OnePlus - một công ty Trung Quốc đã sáp nhập với Oppo nhưng hoạt động như một thương hiệu riêng biệt.
-
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn