-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Một không gian chính sách đủ để thúc đẩy khu vực DNNVV lớn lên, cạnh tranh hơn; thúc đẩy hơn 1,4 triệu hộ kinh doanh muốn trở thành doanh nghiệp và thúc đẩy các cá nhân có ý tưởng tham gia vào hoạt động kinh doanh đang được các nhà hoạch định chính sách bàn tới.
Nhưng, có lẽ trước khi đi tới các điều khoản cụ thể, cộng đồng DNNVV muốn nhắc tới hiện trạng không thực sự như mong đợi trong hệ thống chính sách trợ giúp họ, đã được xây dựng và hoàn thiện dần từ 15 năm nay, tính từ Nghị định 90/2001/NĐ-CP đến Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp DNNVV.
Chưa có một doanh nghiệp nào tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ Phát triển DNNVV |
Những khúc mắc cả trong xây dựng và thực thi chính sách đang đòi hỏi những thay đổi lớn về tư duy, quan điểm và cách tiếp cận.
Đặc biệt, cũng cần phải làm rõ vai trò của Nhà nước (là chủ thể lựa chọn các chương trình hay là người tạo khung khổ để thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, của hiệp hội doanh nghiệp trong đề xuất nội dung) trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trước khi bắt tay vào những điều khoản cụ thể.
Thử điểm danh hàng loạt chính sách trợ giúp về tài chính – nhu cầu thường được xếp đầu tiên khi nhắc tới DNNVVV, phần lớn chưa đến được các doanh nghiệp. Như, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa phát sinh khoản bảo lãnh tín dụng nào cho DNNVV kể từ năm 2011 (thời điểm có quy chế). Hay Quỹ Bảo lãnh tín dụng đã hình thành ở 25 tỉnh, thành phố với vốn điều lệ đăng ký khoảng 1.300 tỷ đồng, nhưng số quỹ hoạt động hiệu quả chưa đếm hết trên một bàn tay.
Riêng Quỹ Phát triển DNNVV có quyết định thành lập từ năm 2013, được coi là định chế tài chính nhàn ước đầu tiên dành riêng cho DNNVV, đến nay mới nhận được 500 tỷ đồng vốn điều lệ cho năm 2015. Sẽ có thêm 500 tỷ đồng vào năm 2016, nhưng quy chế ủy thác cho vay và quy định về lãi suất cho vay của Quỹ vẫn chưa được hoàn thiện. Nghĩa là chưa có một doanh nghiệp nào tiếp cận được nguồn vốn từ quỹ này.
Tình hình tương tự với 8 nhóm chính sách trợ giúp khu vực DNNVV. Đặc biệt, không thể bỏ qua hạn chế trong việc phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và chính quyền địa phương trong vấn đề này. Hiện nay, hầu hết các bộ, ngành triển khai độc lập các chính sách, chương trình của mình, thiếu sự liên kết để tập trung nguồn lực vào các nhóm DNNVV ưu tiên, nên tác động lan tỏa của các chính sách rất hạn chế. Ở địa phương, mới chỉ có khoảng 13 trong số 63 tỉnh, thành phố có đơn vị đầu mối thực hiện trợ giúp DNNVV với khoảng 200 cán bộ chuyên trách. Hầu hết các địa phương chưa bố trí ngân sách riêng cho hoạt động này.
Đó là chưa kể một số chính sách vẫn nằm trên giấy do không được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành tương ứng.
Vì vậy, mặc dù hàng năm, Chính phủ đã bố trí nguồn lực để hỗ trợ cho DNNVV, nhưng hiện nay không thể đo lường được hiệu quả thực hiện, cũng như đánh giá tác động rõ rệt đối với các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới hơn 80% chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV không đánh giá được kết quả. Việc thống kê tỷ lệ DNNVV tiếp cận được các chương trình hỗ trợ gần như là cảm tính.
Rõ ràng, gánh nặng công việc đang đặt lên vai Ban soạn thảo và Tổ biên tập Luật Dự án DNNVV. Nhưng lúc này, các DNNVV, đặc biệt là các hiệp hội doanh nghiệp phải sẵn sàng lên tiếng.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025