-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
Một đoạn cao tốc TP.HCM - Trung Lương. |
Ban quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP.HCM - Trung Lương và đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận.
Theo đó, đơn vị được Bộ GTVT giao lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đề nghị UBND TP.HCM xem xét, sớm có ý kiến thống nhất về một số nội dung liên quan đến việc đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP.HCM - Trung Lương và đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận.
Cụ thể, Dự án này sẽ có điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm (tại Km9+325); quy mô 8 làn xe hoàn chỉnh và 2 làn dừng khẩn cấp đối với đoạn từ TP.HCM (bao gồm nút giao Chợ Đệm) đến Trung Lương.
UBND TP.HCM sẽ thực hiện đầu tư hoàn thiện 2 tuyến đường Tân Tạo - Chợ Đệm và Bình Thuận - Chợ Đệm với quy mô 8 làn xe bằng phương thức đầu tư phù hợp và hoàn thành trong giai đoạn năm 2024 - 2028 để đảm bảo kết nối đồng bộ, phát huy hiệu quả đầu tư của Dự án.
Được biết, Dự án này do Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM - Công ty cổ phần Tasco đề xuất đầu tư.
Phạm vi nghiên cứu chính là toàn tuyến cao tốc dài 91 km từ TP.HCM đến Mỹ Thuận, các nút giao (liên thông và trực thông), các công trình trên tuyến (cầu, cống...), hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thu phí và các nội dung theo ý kiến của TP.HCM, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, Cục Đường bộ Việt Nam.
Ban quản lý dự án 7 cho biết, trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phạm vi đầu tư, liên danh nhà đầu tư căn cứ vào cơ sở pháp lý của Dự án, đã tính toán, xây dựng các kịch bản đầu tư các đoạn tuyến TP.HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận để từ đó lựa chọn phương án đầu tư tối ưu (đầu tư từng đoạn độc lập, ghép 2 đoạn thành dự án, đầu tư theo phương thức đầu tư công, đầu tư theo phương thức PPP).
Nhà đầu tư kiến nghị phương án tối ưu là đầu tư mở rộng toàn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dài 91 km trong giai đoạn năm 2024 - 2028 theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT, không có vốn ngân sách nhà nước tham gia trong dự án.
Dự án sẽ có điểm đầu là nút giao Chợ Đệm (tại Km9+325), thuộc địa phận TP.HCM; điểm cuối là nút giao An Thái Trung (tại Km101+126), thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang.
Trong đó, đoạn từ TP.HCM (bao gồm nút giao Chợ Đệm) đến Trung Lương có quy mô 8 làn xe hoàn chỉnh, 2 làn dừng khẩn cấp (trong đó có khoảng 1,2 km đi qua địa phận TP.HCM); đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận (nút giao An Thái Trung) có quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh, 2 làn dừng khẩn cấp.
Tổng mức đầu tư sơ bộ của Dự án này là khoảng 32.270 tỷ đồng và thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 17 năm 4 tháng; thời gian thực hiện là từ năm 2024 đến năm 2028.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của nhà đầu tư thì việc đầu tư hoàn thiện 2 tuyến đường Tân Tạo - Chợ Đệm và Bình Thuận - Chợ Đệm theo quy mô 8 làn xe là cần thiết, phù hợp với quy hoạch của địa phương cũng như kết quả dự báo nhu cầu giao thông và phải hoàn thành đồng bộ thời gian thực hiện của Dự án để phát huy hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên cả 2 tuyến đường đều đang được UBND TP.HCM quản lý, khai thác và là đường đô thị.
Theo Luật Đầu tư theo phương thức PPP số 64/2020/QH14 và Luật Đường bộ số 35/2024/QH15, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thì việc Dự án thực hiện đầu tư mở rộng 2 tuyến nối nêu trên theo phương thức PPP là không phù hợp theo quy định.
Ngoài ra, tại Thông báo số 86/TB-BGTVT ngày 23/8/2024, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cũng yêu cầu “nghiên cứu đầu tư những hạng mục công trình trong phạm vi dự án để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của phương thức đầu tư và phương án tài chính của dự án”.
Do đó, nhà đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM xem xét đầu tư hoàn thiện 2 tuyến đường Tân Tạo - Chợ Đệm và Bình Thuận - Chợ Đệm bằng phương thức đầu tư phù hợp và hoàn thành đồng bộ thời gian thực hiện của Dự án để phát huy hiệu quả đầu tư.
-
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái -
Thủ tướng duyệt tăng vốn Nhà nước xây cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh lên 9.800 tỷ đồng -
Giai đoạn 1 sân bay Long Thành: ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"