-
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện
Nam thanh niên têm P.M.Q (22 tuổi (Hà Nội) được người nhà đưa đến Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai vì tính tình thay đổi, dễ cáu gắt và chơi game rất nhiều.
Theo chia sẻ của mẹ Q., em vốn sinh viên khoa công nghệ sinh học của trường Đại học Mở. Cha mẹ ly hôn từ khi Q. còn học lớp 7, hiện tại bệnh nhân đang ở cùng với mẹ. Kinh tế gia đình ở mức trung bình. Vì gia đình đổ vỡ nên Q được mẹ rất chiều chuộng.
Ảnh minh hoạ. |
Khi hôn nhân cha mẹ tan vỡ cũng là lúc Q. bắt đầu chơi game online, ban đầu chỉ là được bạn bè rủ chơi cùng, sau đó Q. lấy đó giải toả căng thẳng học tập và quen nhiều bạn bè hơn.
Dần dần Q. mải mê chơi game với trung bình 10-12 tiếng/ngày, thậm chí em còn bỏ bữa hoặc chỉ ăn uống qua loa như mỳ tôm hay nước tăng lực.
Từ khi thi đỗ đại học, Q. chuyển lên ở trọ cùng với các bạn nên mẹ không con giám sát và đôn đốc bệnh nhân được như trước. Giáo viên ở trường chú ý đến các biểu hiện của Q. nên đã gọi điện báo cho gia đình.
Mẹ đưa Q. vào Bệnh viện Tâm thần trung ương hai đợt, đợt 1 kéo dài 6 tháng và đợt 2 là 3 tháng, không rõ chẩn đoán và điều trị, bệnh thuyên giảm ít.
Khoảng 2 tuần nay, bị mẹ thu máy tính, không cho chơi game online, Q. cáu gắt, có lúc chửi bới lại mẹ, bồn chồn bứt rứt, cả ngày chỉ nghĩ cách có máy tính để chơi game, thậm chí trốn ra ngoài các quán để có máy chơi cùng các bạn.
Hai ngày trước vào viện, bệnh nhân bồn chồn, cáu gắt nhiều, đêm ngủ rất ít chỉ khoảng 2-3 tiếng/đêm, ăn uống kém.
Chia sẻ về bệnh nhân này, Ths. Nguyễn Thành Long, Phòng M7, Viện Sức Khỏe Tâm Thần, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, Q. được chẩn đoán mắc hội chứng nghiện game online, kèm rối loạn cảm xúc hành vi, rối loại giấc ngủ.
Sau hơn hai tuần điều trị, Q. tỉnh táo, cảm xúc hành vi ổn định hơn, giảm thời gian dùng điện thoại, máy tính dưới 2 tiếng/ngày và được xuất viện điều trị ngoại trú.
Tuy nhiên, nguy cơ tái nghiện game online cáo nếu gia đình không phối hợp tốt trong việc điều trị, tạo môi trường tốt cho bệnh nhân tránh xa internets, game online.
BSCKII Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, Phó phòng Sử dụng chất và y học hành vi (M7), Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, trong nghiện internets được phân thành 5 nhóm: Nghiện tình dục trên mạng thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh niên;
Nghiện quan hệ trên mạng; cưỡng bức thuần túy (cờ bạc, mua sắm trực tuyến...) thường ở độ tuổi 18+ và trung niên; quá tải thông tin, nghiện game hay bắt gặp ở độ tuổi vị thành niên từ 12-17 tuổi, sau đó tiến triển kéo dài sau này.
Bác sĩ Ngọc cho biết thêm các yếu tố thúc đẩy nghiện game thường thấy là ở tuổi thanh thiếu niên, sự phát triển tâm sinh lý muốn trở thành người lớn, muốn được tôn trọng, song bố mẹ giáo dục bằng roi vọt hay áp đặt, trẻ thấy cô đơn, bất mãn, chán nản tìm đến hơi game như một cách thể hiện bản thân và cảm xúc.
Ngoài ra, thiếu địa điểm vui chơi; trẻ tự ti về bản thân; Sức hấp dẫn của trò chơi điện tử; Môi trường xung quanh có nhiều người chơi game online...
Người nghiện game tăng mức độ ưu tiên dành cho việc chơi game. Trò chơi điện tử được ưu tiên hơn các lợi ích cuộc sống khác và hoạt động thường ngày. Thậm chí trẻ nghiện game online còn có xu hướng trì hoãn những việc cấp bách, ví dụ như hạn chót làm bài tập, ôn thi,...
Nghiện game là bệnh, thuộc nhóm đối tượng bị rối loạn. Tuy nhiên, khi đã nghiện game và lấn sâu vào thế giới ảo khiến cho người chơi rất khó mà thoát ra được.
Do đó, người nghiện game cần được sự quan tâm, cũng như hỗ trợ nhiều của người thân và gia đình để có thể thoát khỏi tình trạng này.
Gia đình có con nhỏ bị nghiện game online lại càng không nên nóng ruột, quát tháo hay nặng lời, đánh mắng trẻ. Thay vào đó, sự quan tâm đúng mực, đúng cách sẽ giúp trẻ nhiều hơn.
Theo bác sĩ Ngọc, để phát hiện sớm trẻ nghiện game online, cần lưu ý đến thời gian trẻ sử dụng internet. Thời gian sử dụng không quá 2 tiếng/ngày nghỉ và 1 tiếng/ngày bình thường không tính thời gian dùng vào việc học tập.
Nếu 4 tiếng phải nghĩ đến vấn đề bệnh lý, nhất là khi thấy trẻ giảm các hoạt động khác như mối tương tác xã hội, thể dục thể thao, sụt giảm kết quả học tập...
Để điều trị nghiện internet, nghiện game online, theo bác sĩ Ngọc, Bệnh viện dùng liệu pháp hành vi, liệu pháp tâm lý và điện trị liệu giúp tâm lý và hành vi của bệnh nhân, bên cạnh việc sử dụng thuốc.
Đáng nói, bệnh nhân nghiện internet, game online thường kèm các bệnh lý rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi… khiến việc điều trị phức tạp, kéo dài và khả năng tái nghiện cao.
Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm tần, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân ở nhóm 10-24 tuổi chiếm 43% điều trị nội trú về nghiện internet, nghiện game online.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả