![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/vietdung/2025/02/06/digiworld-dgw-ly-giai-ve-loi-nhuan-sau-thue-tang-200-trong-quy-iv20241738810682.jpeg)
-
Digiworld lý giải về lợi nhuận sau thuế tăng 200% trong quý IV/2024
-
Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới?
-
22.794 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng đầu tiên năm 2025
-
Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả ghi nhận doanh thu khủng hơn 3.300 tỷ đồng trong năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 5/2/2025
Những hệ sinh thái doanh nghiệp nổi bật tại Việt Nam
Thông qua việc tận dụng ưu thế của nhau, mô hình hệ sinh thái không chỉ tối ưu được hiệu quả kinh doanh mà còn mang lại nhiều giá trị thiết thực cho khách hàng và cộng đồng.
Những hệ sinh thái này mang lại lợi ích không chỉ cho các bên tham gia mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các chuyên gia cho rằng, đây chính là xu hướng phát triển cần thiết trong thời đại kinh tế số và hội nhập toàn cầu.
Ngân hàng Quân đội (MB) - Viettel group: Sự hợp tác giữa tài chính và viễn thông
Ngày 25/12/2008, Viettel chính thức trở thành cổ đông chiến lược của MB với tỷ lệ sở hữu 10%. Sự đồng hành của Viettel với MB bắt đầu từ đây. Việc hợp tác này là ví dụ tiêu biểu về sự kết hợp giữa lĩnh vực tài chính và viễn thông. Tập đoàn viễn thông hàng đầu Việt Nam cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại trong khi MB đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp dịch vụ tài chính.
Hệ sinh thái này không chỉ mang đến các sản phẩm tài chính truyền thống như vay vốn, tiền gửi mà còn mở rộng sang các dịch vụ tài chính số. Trong đó, ứng dụng Viettel Money tích hợp nhiều tính năng từ chuyển tiền đến thanh toán hóa đơn, kết hợp chặt chẽ với các sản phẩm của MB để mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
Ngoài ra, việc chia sẻ dữ liệu và tận dụng nền tảng khách hàng rộng lớn của Viettel đã giúp MB gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng mới, đặc biệt là ở vùng nông thôn và các khu vực vùng sâu vùng xa. Đây là yếu tố quan trọng giúp MB đạt được quy mô khách hàng lên tới 30 triệu như hiện tại.
PAN group: Hệ sinh thái nông nghiệp và thực phẩm
PAN Group là một trong những doanh nghiệp đầu ngành nông nghiệp và thực phẩm hiện nay. Vận hành theo mô hình hệ sinh thái, tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, CTCP Khử trùng Việt Nam, CTCP Bibica, CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An, CTCP Thực phẩm Sao Ta, CTCP Xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre… - những cái tên lâu đời và quen thuộc trong ngành đều là thành viên của PAN Group.
Với hệ sinh thái 11 công ty thành viên, 46 nhà máy trải dài trên cả nước, liên kết với hàng triệu nông dân, PAN Group đã giúp khách hàng trải nghiệm thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn một cách thuận tiện, đạt chuẩn chất lượng với chi phí phù hợp.
Không giống như các “ông lớn” khác có thể gặp khó khăn khi đầu tư dàn trải khiến giá trị các công ty đầu tư không đạt kỳ vọng, hầu hết các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của PAN Group đều tăng trưởng khá ổn định và bền vững, đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của tập đoàn này.
Theo đó, doanh thu của PAN từ mức chỉ hơn 600 tỷ đồng năm 2013 đã vượt 1.100 tỷ vào năm 2014 và gần như tăng trưởng liên tục lên mức hơn 13.000 tỷ đồng trong hai năm 2022-2023 (tăng hơn 21 lần). Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng gấp 38 lần từ mức 21 tỷ đồng năm 2013 lên con số kỷ lục 817 tỷ đồng vào năm 2023.
Doji - TPBank: Kim hoàn kết hợp tài chính
Hệ sinh thái giữa Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji và Ngân hàng TPBank là một minh chứng khác cho sự liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Năm 2012, Doji đã tham gia tái cơ cấu thành công TPBank, trở thành cổ đông chiến lược của nhà băng này.
Doji, với vị thế là một trong những tập đoàn kinh doanh vàng bạc lớn nhất Việt Nam đã cung cấp một cơ sở khách hàng nhiều tiềm năng cho TPBank.
TPBank tận dụng mối quan hệ hợp tác để phát triển các sản phẩm tài chính chuyên biệt, như các gói vay mua sắm trang sức, dịch vụ giữ hộ vàng. Sự hợp tác này không chỉ tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới mà còn giúp TPBank nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa quy trình vận hành.
![]() |
Techcombank - Masan: “Case Study” điển hình giữa ngành tài chính và tiêu dùng
Techcombank và Masan Group đã tạo nên một hệ sinh thái độc đáo, kết nối tài chính ngân hàng với lĩnh vực tiêu dùng. Masan, với hệ thống bán lẻ WinMart và các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, cung cấp một nền tảng khách hàng lớn cho Techcombank.
Hệ sinh thái này mang đến các giải pháp tài chính sáng tạo như gói vay tiêu dùng, các chương trình hoàn tiền khi mua sắm tại WinMart, và dịch vụ thanh toán nhanh chóng tại các điểm bán lẻ của Masan. Sự kết hợp này không chỉ nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng mà còn giúp Techcombank mở rộng thị phần trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
HDBank hưởng lợi lớn từ hệ sinh thái của Sovico
Sự hợp tác giữa HDBank và Sovico Group đã tạo nên một hệ sinh thái đa ngành, kết nối tài chính với hàng không, bất động sản, và năng lượng tái tạo. Sovico, tập đoàn sở hữu hãng hàng không Vietjet và nhiều dự án bất động sản lớn, đã cùng HDBank xây dựng các sản phẩm tài chính phục vụ nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
Một ví dụ tiêu biểu là các gói vay tín dụng dành của Vietjet giúp khách hàng nhận được các ưu đãi khi mua vé máy bay hoặc sử dụng dịch vụ du lịch. Ngoài ra, HDBank cũng triển khai các sản phẩm tài chính phục vụ khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản và năng lượng tái tạo, tận dụng sức mạnh từ mạng lưới đối tác của Sovico.
Chiến lược phát triển bền vững của cả hai đơn vị còn thể hiện rõ qua việc đầu tư vào các dự án năng lượng xanh, đồng thời thúc đẩy tài chính xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, và quản trị).
Techcombank – OneMount Group: Hệ sinh thái tài chính số
Bên cạnh Masan, Techcombank cũng hợp tác với OneMount để xây dựng một hệ sinh thái số hóa toàn diện. One Mount Group phát triển một hệ sinh thái số, bắt đầu từ bán lẻ, phân phối, bất động sản cho đến dịch vụ tài chính.
Nền tảng số OneHousing, chuyên cung cấp các giải pháp liên quan đến bất động sản, từ mua bán đến quản lý. Techcombank đã tích hợp các sản phẩm tài chính như vay mua nhà, gói tài chính cá nhân vào nền tảng OneHousing. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các giải pháp tài chính ngay trong quá trình giao dịch bất động sản, từ đó nâng cao trải nghiệm liền mạch và hiệu quả.
Sự hợp tác này không chỉ giúp Techcombank củng cố vị thế trong lĩnh vực ngân hàng số mà còn góp phần vào việc hiện đại hóa thị trường bất động sản tại Việt Nam.
Theo giới phân tích, việc xây dựng được hệ sinh thái bền vững cùng các tập đoàn lớn tại Việt Nam như Vingroup và Masan giúp Techcombank mở rộng tệp khách hàng, đồng thời giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Khi cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng của các doanh nghiệp này, Techcombank có thể theo dõi tình hình hoạt động tài chính và đảm bảo rằng họ có đủ khả năng để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ.
Mặt khác, ngân hàng có thể tiếp cận khách hàng có thu nhập cao, hay còn gọi là phân khúc khách hàng cao cấp (khoảng 93% danh mục cho vay bán lẻ của Techcombank đến từ tệp khách hàng này). Phân khúc khách hàng lý tưởng này có thể giúp ngân hàng quảng bá rộng rãi thẻ tín dụng, tăng doanh số bán bảo hiểm…
“Việc áp dụng mô hình hệ sinh thái khách hàng liên kết chuỗi giá trị đối với doanh nghiệp lớn là yếu tố chính dẫn đến kết quả kinh doanh tích cực của Techcombank trong những năm trở lại đây” Chứng khoán Bảo Việt đánh giá.
Hệ sinh thái doanh nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên mới
Việc tiếp cận mô hình hệ sinh thái như một tấm đệm củng cố cho sức mạnh của các đơn vị nằm trong chuỗi. Giữa các mắt xích trong hệ sinh thái với nhau là mối quan hệ "tương hỗ". Không những thế, hệ sinh thái mang đến một nguồn lực dùng chung như nguồn vốn, khách hàng và quản trị mà đối tác này có thể tận dụng hoặc chia sẻ cho nhau.
Nhìn nhận sự phát triển của mô hình hệ sinh thái doanh nghiệp, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng, nhiều nước phát triển đã áp dụng mô hình này từ khá lâu. Nhưng đối với Việt Nam mô hình này mới được quan tâm trong vài năm trở lại đây khi nền kinh tế phát triển ngày càng nhanh, hội nhập sâu rộng hơn. Theo đó nhu cầu liên kết, cộng sinh giữa doanh nghiệp cũng tăng cao hơn.
Theo một báo cáo của McKinsey, tại Việt Nam, ngày càng có nhiều ngành tiếp tục hội tụ lại với nhau thành các liên kết mới hơn, rộng hơn và năng động hơn để hình thành các hệ sinh thái số - một tập hợp các dịch vụ có mối liên kết với nhau dành cho khách hàng nhằm đem lại một trải nghiệm tích hợp. Hiện có nhiều hệ sinh thái cùng tồn tại trong các lĩnh vực như bán lẻ, truyền thông, viễn thông, dịch vụ tài chính và vận tải. Hơn nữa, các hệ sinh thái này đang mở rộng quy mô nhanh chóng tại Việt Nam, với hàng triệu người dùng gắn bó trên nhiều nền tảng khác nhau.
McKinsey cũng cho biết hầu hết các hệ sinh thái tại Việt Nam còn non trẻ, chỉ bằng khoảng 1% (một phần trăm) quy mô của các hệ sinh thái tại Trung Quốc (Việt Nam là 50 tỷ USD so với 4.900 tỷ USD tại Trung Quốc), và tỷ trọng doanh thu trực tiếp thông qua các hệ sinh thái của Việt Nam chỉ khoảng 0,16% (4 tỷ USD) so với Trung Quốc (2.486 tỷ USD). Bởi vậy, tiềm năng phát triển của hệ sinh thái mở tại Việt Nam còn rất lớn.
Tại sự kiện FPT Techday 2024 vừa qua, ông Fumiaki Katsuki, Giám đốc hợp danh tại McKinsey & Company, khẳng định các hệ sinh thái thông minh không còn là một khái niệm trừu tượng mà đã trở thành hiện thực tất yếu và sẽ ngày càng tăng tốc. McKinsey ước tính thị trường hệ sinh thái tại Việt Nam hiện đạt 7,2 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong những năm tới.
“Ba yếu tố cốt lõi để một hệ sinh thái thành công là sự phá vỡ ranh giới ngành nghề, sự gắn kết khách hàng sâu sắc hơn và khả năng sở hữu dữ liệu”, ông Fumiaki Katsuki nói.
Về việc xây dựng hệ sinh thái, ông Fumiaki Katsuki nhấn mạnh vai trò đặc biệt của ngành ngân hàng như một “nhạc trưởng” điều phối. Theo ông, ngân hàng sở hữu những lợi thế độc nhất, bao gồm khả năng quản lý dòng tiền, thương hiệu tin cậy và tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu cao. Do đó, chuyên gia McKinsey cho rằng ngân hàng là điểm kết nối tự nhiên trong mọi hệ sinh thái bởi họ sở hữu các sản phẩm cốt lõi như thanh toán và tín dụng - những yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan.
-
Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”
-
Digiworld lý giải về lợi nhuận sau thuế tăng 200% trong quý IV/2024
-
Bộ Công thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư về kinh doanh xuất khẩu gạo
-
Tăng trưởng kỷ lục và chiến lược mở rộng các thương hiệu thành viên của Tập đoàn Accor
-
Hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam - nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
22.794 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng đầu tiên năm 2025 -
Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả ghi nhận doanh thu khủng hơn 3.300 tỷ đồng trong năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 5/2/2025 -
Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt được giao lãi 7 tỷ đồng trong năm 2025 -
Hà Nội phê duyệt Đề án cơ cấu lại Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2
-
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới?
-
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công
-
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định
-
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
-
Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
-
Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long