Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Tâm Ngân - 19/12/2021 13:30
 
An toàn thực phẩm là lĩnh vực nổi bật trong chuyển đổi số của ngành Y tế.

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển ngành chế biến nông sản, lượng thực, thực phẩm và khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, bất cứ một thị trường xuất khẩu nào cũng đều có những rào cản riêng, buộc các doanh nghiệp nỗ lực vượt qua.

An toàn thực phẩm là lĩnh vực nổi bật trong chuyển đổi số của ngành Y tế.

Hiểu được điều này, đã có rất nhiều doanh nghiệp đưa ra những bước chuyển đổi nhằm cải thiện vấn đề tồn đọng của mình, cụ thể là việc ứng dụng chuyển đổi số.

Theo chuyên gia, chuyển đổi số trong ngành thực phẩm đã có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp thực phẩm & đồ uống, bắt đầu từ chính cơ chế sản xuất.

Trong một vài năm, chúng ta đã vượt qua từ các quy trình rất "máy móc" và "cũ kỹ", sang việc triển khai ngày càng ồ ạt của trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet of Things), giao tiếp máy móc tự động và hệ thống máy học.

Nhờ chuyển đổi kỹ thuật số, ngành công nghiệp thực phẩm đang chuyển sang tự động hóa nhiều hơn từ quy trình sản xuất tới vận hành xe tải không người lái và robot nhà kho di động tự động.

Ngoài ra, chuyển đổi kỹ thuật số cũng đã thúc đẩy hoạt động bán lẻ tự động và cũng giúp giảm chi phí vận hành do có sẵn các hệ thống máy bán hàng tự động giúp nhận biết, và đề xuất hành động cho các vấn đề liên quan đến thực phẩm hoặc đồ uống, dự đoán hành vi của người dùng.

Chuyển đổi số cũng giúp quá trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm được thực hiện, giúp người tiêu dùng biết được chính xác nguồn gốc sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hội chè Thái Nguyên cho biết, Hội chè tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng dự án “Ứng dụng công nghệ số để quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc, thương mại các sản phẩm chè Thái Nguyên”. 

Với công nghệ được áp dụng trong việc truy nguyên nguồn gốc sẽ góp phần minh bạch thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo chuỗi, từ đó gây dựng và tạo niềm tin với người tiêu dùng, nâng cao vai trò quản lý thương hiệu chè Thái Nguyên.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các sản phẩm thực phẩm xuất, nhập khẩu, ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm... nhằm góp phần nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Ngay từ năm 2014, Cục Aan toàn thực phẩm đã là một trong những đơn vị đầu tiên của Bộ Y tế thực hiện một số dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm một cách chủ động, hoàn chỉnh, số hóa tất cả các khâu từ việc tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, bổ sung hồ sơ, thanh toán trực tuyến;

Trả kết quả đều thực hiện trên môi trường số, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, minh bạch trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Việc giải quyết thủ tục hành chính mang lại lợi ích về thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp, minh bạch công khai quá trình giải quyết hồ sơ.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, chuyển đổi số giúp giảm thiểu việc lưu trữ hồ sơ, nhanh chóng truy xuất được hồ sơ, khi cần công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cộng đồng.

Nói về mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thời gian tới theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Cục đã đặt ra những mục tiêu cụ thể trong thời gian tới như đảm bảo duy trì hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4;

Tích hợp 100% lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; đảm bảo 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung bảo mật); triển khai hệ thống thông tin an toàn thực phẩm quốc gia.

Cục An toàn thực phẩm cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm; hệ thống xếp hạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm an toàn và cảnh báo về an toàn thực phẩm;

Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm; ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong cấp đăng ký sản phẩm thực phẩm (nhận dạng, so sánh các sản phẩm cùng tên, cùng thành phần...,

Tra cứu các chỉ tiêu được phép, không được phép sử dụng trong thực phẩm, công dụng của sản phẩm đã được đăng trên các sách, tạp chí uy tín; cùng với đó là xây dựng cơ sở dữ liệu về các phòng kiểm nghiệm đạt chứng nhận ISO: 17025 được chỉ định.

Cảnh báo an toàn thực phẩm từ “chợ online”
Trong những ngày giãn cách xã hội, chợ online tại các chung cư trở nên rất sôi động, nhưng đi kèm với đó là những lo ngại về vấn đề nguồn gốc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư