
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier
-
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm
Tập đoàn Hoa Sen thông qua chủ trương đầu tư theo hình thức góp vốn với tỷ lệ 40% để thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen Sài Gòn, dự kiến thực hiện trong tháng 1/2024 và ông Trần ngọc Chu, Phó chủ tịch HĐQT thường trực - điều hành sẽ là người đại diện phần vốn góp.
Sau khi thành lập Công ty, đơn vị này sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm bất động sản có giá trị 1.000 đến 3.000 tỷ đồng nhằm phát triển các dự án văn phòng - trung tâm thương mại - nhà ở; bố trí văn phòng làm việc cho Tập đoàn Hoa Sen; cho thuê; hoặc xem xét chuyển nhượng.
"Sau khi góp vốn thành lập công ty mới, nếu tình hình diễn biến thị trường thay đổi hoặc Tập đoàn có nhu cầu thu hồi vốn đầu tư thì Hoa Sen sẽ chuyển nhượng lại phần vốn góp của mình cho các cổ đông hiện hữu của CTCP Hoa Sen Sài Gòn, với giá trị chuyển nhượng bằng giá trị ban đầu cộng với khoản lãi tính theo lãi suất bình quân liên ngân hàng tại thời điểm chuyển nhượng", Tập đoàn Hoa Sen cho biết trong nghị quyết.
Được biết, Công ty cổ phần Hoa Sen Sài Gòn sẽ có vốn điều lệ 100 tỷ đồng; trụ sở tại số 22 -24 Nguyễn Cơ Thạch, Khu đô thị Sala, phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Tập đoàn Hoa Sen đã nhiều lần mong muốn lấn sân sang lĩnh vực bất động sản
Thực tế, trong nhiều năm qua, Tập đoàn Hoa Sen cũng liên tục có mong muốn lấn sân sang lĩnh vực bất động sản bên cạnh lĩnh vực tôn mạ những kết quả không được như kỳ vọng.
Trong đó, năm 2009, Tập đoàn Hoa Sen đã lên kế hoạch đầu tư 5 dự án gồm Khu chung cư cao tầng Hoa Sen - Phố Đông (Quận 9, TP. HCM); dự án căn hộ Hoa Sen Phước Long B (Quận 9, TP. HCM); dự án căn hộ Hoa Sen Riverview (Quận 9, TP. HCM); dự án Văn phòng trụ sở Hoa Sen Group (Quận 2, TP. HCM); góp 45% vốn vào dự án Cảng quốc tế Hoa Sen - Gemadept.
Tuy nhiên, sau đó hai năm, Công ty đã chuyển nhượng rút vốn hết 4 dự án, chỉ còn lại dự án Hoa Sen - Phố Đông.
Đến năm 2016, Tập đoàn Hoa Sen thành lập 4 Công ty trong lĩnh vực bất động sản gồm CTCP Hoa Sen Yên Bái, CTCP Hoa Sen Hội Vân, CTCP Hoa Sen Vân Hội và CTCP Hoa Sen Quy Nhơn.
Hiện tại, Tập đoàn Hoa Sen chỉ còn 1 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bất động sản là Công ty Cổ phần Hoa Sen Yên Bái (được thành lập năm 2016). Công ty này được Tập đoàn Hoa Sen rót thêm vốn vào tháng 2/2023, nâng vốn điều lệ từ 340 tỷ đồng lên 421 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Hoa Sen tại Công ty Hoa Sen Yên Bái là 95,96%.
Lợi nhuận lao dốc trong niên độ tài chính 2022 - 2023 và không hoàn thành kế hoạch năm
Xét về hoạt động kinh doanh, trong niên độ tài chính 2022 - 2023 (từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023), Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 31.650,7 tỷ đồng, giảm 36,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 30,06 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 9,9%, về chỉ còn 9,7%.
Được biết, trong niên độ 2022 - 2023, Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên hai kịch bản.
Kịch bản đầu tiên với phương án sản lượng thành phẩm 1,4 triệu tấn, Công ty lên kế hoạch doanh thu 34.000 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 100 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.
Kịch bản thứ hai tích cực hơn với sản lượng thành phẩm là 1,5 triệu tấn, ước tính doanh thu là 36.000 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 300 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, kết thúc niên độ tài chính năm 2022 - 2023, với lợi nhuận chỉ đạt 30,06 tỷ đồng, Tập đoàn Hoa Sen hoàn thành 30,1% so với kế hoạch thận trọng là 100 tỷ đồng và hoàn thành 10% so với kế hoạch tích cực là lãi 300 tỷ đồng.
Có thể thấy, cho dù là kế hoạch thận trọng hay tích cực, Tập đoàn Hoa Sen đã không hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong niên độ tài chính 2022 – 2023.
Ngoài ra, một điểm đáng chú ý khác, ngày 26/12, Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM (HoSE) đã ra quyết định về việc đưa cổ phiếu HSG ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
Lý do được HoSE cấp margin trở lại là cổ phiếu HSG đã khắc phục tình trạng không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
Trước đó, cuối tháng 5/2023, HoSE đã đưa cổ phiếu HSG vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng (niên độ tài chính 2022-2023) là số âm.

-
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần 21-26/4: Tìm kiếm doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tích cực
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM
-
Vietnamobile thông báo mời thầu Dịch vụ bảo trì và hỗ trợ cho tủ đĩa lưu trữ dữ liệu
-
PVFCCo - Phú Mỹ và TGS hợp tác phát triển chuỗi giá trị xanh
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội