Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Hoàn tất chuỗi 3F, nền tảng kinh doanh F&B mang lại tăng trưởng lợi nhuận 89% cho Masan trong năm 2016
Như Loan - 03/02/2017 15:17
 
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh chưa kiểm toán của Công ty cho năm 2016.

Dấu mốc thành công năm 2016

Bằng việc hoàn tất nền tảng 3F (Feed – Farm – Food: Từ trang trại đến bàn ăn), Masan chính thức tham gia thị trường thịt và các sản phẩm từ thịt có giá trị 18 tỷ đô la Mỹ.

Mặc dù với quy mô tiêu dùng  lớn, thị trường thịt và các sản phẩm từ thịt tại Việt Nam vẫn đang tồn tại các bất cập lớn như năng suất chăn nuôi thấp, quy mô nhỏ và không hiệu quả, không thể kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, lĩnh vực chế biến và phân phối thịt và các sản phẩm từ thịt lạc hậu và không hiệu quả (doanh nghiệp dẫn đầu chỉ chiếm 1% thị phần).

Hệ quả là, người tiêu dùng Việt Nam (đang phải chi gần 70% thu nhập cho thực phẩm và đồ uống) không có nhiều lựa chọn và phải trả giá quá cao cho nhu cầu về đạm động vật. Bằng việc sáp nhập Saigon NutriFood (1/2015), thành lập Masan Nutri-Science (4/2015), đầu tư chiến lược vào VISSAN (6/2016) và khởi công xây dựng trang trại nuôi heo kỹ thuật cao tại Nghệ An (11/2016), Masan đã chuyển đổi và tích hợp thành công nền tảng kinh doanh 3F (Feed – Farm – Food: Từ trang trại đến bàn ăn) và đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2016, đóng góp hơn 50% doanh thu và lợi nhuận của toàn Tập đoàn.

.
Masan đã chiếm vị trí dẫn đầu trong ngành hàng thức ăn chăn nuôi (không tính trại gia công) chỉ sau 18 tháng giới thiệu nhãn hiệu Bio-zeem 

Triển khai thành công các ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi, năng lực xây dựng thương hiệu mạnh và đội ngũ lãnh đạo xuất sắc là nền tảng thành công của Masan.  Với đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực FMCG (Chủ tịch HĐQT là nguyên Chủ tịch và Tổng giám đốc của PepsiCo Việt Nam và Đông Nam Á; Tổng giám đốc là nguyên Giám đốc Kinh doanh của Masan Consumer và các nhân sự cấp cao khác từng làm việc tại P&G, Unilever, Cargill và Masan Consumer), Masan đã chiếm vị trí dẫn đầu trong ngành hàng thức ăn chăn nuôi (không tính trại gia công) chỉ sau 18 tháng giới thiệu nhãn hiệu Bio-zeem với công thức giúp tăng 6% hiệu suất chăn nuôi. Sản phẩm Bio-zeem Super cũng là sản phẩm thức ăn chăn nuôi đầu tiên và duy nhất trên thị trường không sử dụng thuốc kháng sinh mà vẫn đảm bảo năng suất chăn nuôi và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho vật nuôi bằng việc bổ sung dẫn xuất Axít Formit – sản phẩm độc quyền toàn cầu của Tập đoàn Addcon (Đức).

Lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (trừ thịt) mang lại dòng tiền ổn định: Năm 2016, Masan Consumer đạt lợi nhuận EBITDA 3.602 tỷ đồng và trong ba năm vừa qua đã chi trả cho cổ đông tổng cổ tức bằng tiền mặt là 11.791 tỷ đồng. Với khả năng  tạo ra dòng tiền lớn, Masan có thể tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các sản phẩm phục vụ cho thị trường nội địa, đặc biệt là vào ngành đồ uống (tăng trưởng 69% đối với sản phẩm đồ uống đóng chai không cồn và 47% từ bia trong năm 2016) và còn có thể mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực (từ 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam mở rộng ra đến 250 triệu người tiêu dùng trong khu vực “Inland ASEAN”, mở đầu bằng việc giới thiệu sản phẩm nước mắm Chin-su Yod Thong tại Thái Lan).

Các lĩnh vực kinh doanh khác vươn lên trở thành công ty dẫn đầu: Masan Resrouces (“MSR”) đã trở thành công ty sản xuất vonfram hàng đầu thế giới với thị phần gần 36% “thị trường vonfram ngoài Trung Quốc”. Ngoài ra, Masan cũng lạc quan về triển vọng tương lai của Techcombank với mạng lưới giao dịch rộng và việc trích lập dự phòng thận trọng.

Các Kết quả tài chính nổi bật năm 2016

Tăng trưởng doanh thu thuần 41,4%: Trong năm 2016, Masan đạt doanh thu thuần 43.297 tỷ đồng, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2015, nhờ sự tăng trưởng 40,3% doanh thu nhu yếu phẩm tiêu dùng (chiếm 90,6% doanh thu của Tập đoàn) và tăng trưởng 52,3% của MSR.

Tăng trưởng EBITDA (Lợi nhuận trước lãi, thuế và khấu hao) 44,6%: Trong năm 2016, Masan đạt EBITDA hợp nhất 9.670 tỷ đồng, tăng 44,6% so với năm 2015 nhờ vào sự đóng góp cao hơn của tất cả các lĩnh vực hoạt động. Lĩnh vực nhu yếu phẩm tiêu dùng mang về EBITDA 6.628 tỷ đồng với biên lợi nhuận 17%. Các lĩnh vực khác như Techcombank (“TCB”) đạt tăng trưởng lợi nhuận cao và EBITDA của MSR cũng tăng 66,1% trong năm 2016 so với cùng kỳ.

.
.

Tập đoàn Masan đạt lợi nhuận thuần cao kỷ lục trong năm 2016: Nhờ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, đồng thời việc giảm phân bổ lợi nhuận cho cổ phần thiểu số nhờ vào việc tăng cổ phần tại các công ty con, lợi nhuận thuần sau thuế của Tập đoàn đạt 3.772 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần sau thuế sau lợi ích cổ đổng thiểu số tăng trưởng 88,8% lên 2.791 tỷ đồng, nghĩa là vượt chỉ tiêu 16% của mục tiêu lợi nhuận đã điều chỉnh tăng là 2.400 tỷ đồng. Nếu cộng lại phân bổ lợi thế thương mại và tài sản vô hình do ảnh hưởng của các giao dịch M&A thì lợi nhuận thuần “tính trên tiền mặt” đạt 3.392 tỷ đồng, tăng 77,8% so với cùng kỳ 2015.

Các điểm nổi bật của Báo cáo cân đối kế toán

Masan đang thu được dòng tiền lớn: Điều này mang lại niềm tin lớn hơn cho đội ngũ quản lý trong việc triển khai các sáng kiến làm tăng giá trị cho cổ đông, như việc mua lại cổ phiếu trong tháng 9 năm 2016 và lần đầu tiên công bố cổ tức bằng tiền ở mức 3.000 đồng trên mỗi cổ phiếu trong tháng 11 năm 2016.

Cải thiện Tỷ lệ đòn cân nợ: Dù tiến hành các kế hoạch mua lại cổ phiếu và chia cổ tức bằng tiền gần đây, Masan đặt mục tiêu tiếp tục giảm tỷ lệ Nợ/EBITDA hợp nhất xuống 3,5x vào cuối năm 2017, bằng cách trả các khoản nợ có lãi suất cao và tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận. Cải thiện tỷ lệ đòn cân nợ sẽ giúp giảm chi phí tài chính thuần, củng cố cấu trúc tài sản hợp nhất, và tăng sự linh hoạt tài chính giúp cho các cơ hội phát triển.

Tầm nhìn 2017

Đà tăng trưởng kinh doanh trong năm 2017: Masan dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tất cả những ngành trụ cột vào năm 2017 với lĩnh vực sản phẩm nhu yếu phẩm tiêu dùng đóng góp khoảng 90% doanh thu thuần. Với kỳ vọng thận trọng, Masan dự kiến mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thuần trong khoảng 15% đến 20% trong năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016. Thông tin chi tiết sẽ được công bố trước thềm Đại hội Cổ đông Thường niên trong tháng Tư.

Tốc độ tăng trưởng năm 2017 còn nhiều thách thức: Do môi trường giá cả hàng hóa cao hơn sẽ làm tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào, và tăng trưởng trong nửa đầu của năm 2017 cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực của Masan nhằm thực hiện giảm tồn kho tại các nhà phân phối của mình của ngành hàng thực phẩm và đồ uống để đáp ứng cung và cầu của thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm. Điều này sẽ giúp kết quả kinh doanh nửa năm sau của Masan Consumer tăng trưởng mạnh mẽ hơn; tối ưu hóa việc quản lý chi phí và sẽ giúp tăng khả năng sinh lời của Công ty. Bên cạnh đó, lợi nhuận cả năm của Masan có thể được tăng hơn nữa do Công ty bắt đầu trả các khoản vay với lãi suất cao và tiếp tục giảm phân phối lợi nhuận cho cổ đông thiểu số bằng cách tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty con.

TCB sẽ tiếp tục chiến lược thận trọng trong việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Masan trong nửa đầu năm.

Chiến lược vốn dài hạn: Khoản đầu tư chiến lược của Singha vào Masan Consumer Holdings khẳng định chiến lược dài hạn của Masan nhằm phát triển ngành thực phẩm và đồ uống sâu hơn tại thị trường nội địa và rộng hơn tại thị trường khu vực. Masan Group sẽ tiếp tục tìm kiếm những đối tác trong chiến lược để cùng “win-win” nhằm củng cố hoạt động kinh doanh các ngành hàng và có được nguồn vốn đầu tư trong tương lai.

Kết quả tài chính hợp nhất của Masan trong năm 2016 (1)

Tỷ đồng

FY2016

FY2015

Tăng trưởng

Doanh thu thuần

43.297

30.628

41,4%

  Nhu yếu phẩm tiêu dùng

39.248

27.971

40,3%

Chuỗi giá trị thịt

24.423

14.054

73,8%

         Thực phẩm & đồ uống

14.826

13.917

6,5%

  Khoáng sản và sản phẩm giá trị gia tăng

4.049

2.658

52,3%





EBITDA(2)

9.670

6.687

44,6%

  Nhu yếu phẩm tiêu dùng

6.268

5.086

30,3%

Chuỗi giá trị thịt

3.026

1.612

87,7%

        Thực phẩm & đồ uống

3.602

3.474

3,7%

  Khoáng sản và sản phẩm giá trị gia tăng

2.055

1.237

66,1%

  Khác(3)

987

364

171,6%





Lợi nhuận thuần

3.772

2.527

49,3%

Lợi nhuận thuần sau lợi ích cổ đông thiểu số

2.791

1.478

88,8%

Lợi nhuận thuần sau lợi ích cổ đông thiểu số tính theo tiền(3)

3.392

1.908

77,8%

Số liệu tài chính dựa trên sổ sách quản lý của Công ty, tuân thủ các Tiêu chuẩn kế toán Việt Nam

EBITDA là kết quả tài chính hợp nhất của Masan sau thuế, đã bao gồm các chi phí tài chính, thuế, khấu hao và khấu trừ nợ.

Gồm lợi nhuận của Techcombank đóng góp theo tỷ lệ % Masan sở hữu và chi phí hoạt động của riêng công ty mẹ.

Lợi nhuận thuần tính theo tiền (hay Lợi nhuận thuần pro forma), với mỗi giai đoạn báo cáo và giai đoạn tương tứng, sẽ được tính toán bằng việc cộng lại ảnh hưởng của phân bổ lợi thế thương mại, tài sản cố định và tài sản vô hình do việc thực hiện các giao dịch M&A trước đây. Trong năm 2016, chi phí phân bổ trước lợi ích cổ đông thiểu số lên đến 768 tỷ đồng. Ban Giám đốc tin rằng số liệu này phản ánh lợi nhuận và khả năng sinh lời bằng tiền thật sự của Masan.

Masan thông báo phát hành cổ phiếu thưởng 50% và chia cổ tức 30% bằng tiền cho cổ đông
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa gửi thư xin ý kiến cổ đông phê duyệt phát hành cổ phiếu thưởng 50% và chia cổ tức bằng tiền 30%...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư