Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Học kinh nghiệm "không để tiền ngủ", Gen Z có thể rủng rỉnh từ tuổi đôi mươi
Anh Hoa - 02/08/2022 19:56
 
Thế hệ Gen Z có thể tạo nên những thứ to lớn hơn, thậm chí xoay chuyển cuộc đời nếu sớm học bài học quản lý chi tiêu cá nhân cũng như bài học tích tiểu thành đại của "các cụ".

Ảo tưởng và thực tế vỡ mộngcủa sinh viên mới ra trường

Hầu hết các bạn ở tuổi 22, khi vừa tốt nghiệp Đại học sẽ có hàng ngàn câu hỏi cho bản thân về công việc, cuộc sống, tài chính.

Làm thế nào để có được "offer" (đề nghị) đầu tiên? Làm sao để “deal” (thương lượng) được mức lương cạnh tranh nhất? Làm thế nào biết được công việc mình thích? Nên chọn công ty lớn hay start-up? Công việc ở doanh nghiệp lớn có thật sự ổn định? Làm thế nào để thăng tiến? Làm thế nào để có thể làm việc ăn ý với sếp, được lòng đồng nghiệp?

Mỗi bạn trẻ đều hình dung trong đầu môt tương lai, một cuộc sống mà mình mong muốn. Sau khi ra trường, kiếm được công việc mình thích và cứ 2 năm lại thăng tiến một lần. Trước 27 tuổi lập gia đình, trước 30 tuổi có con đầu lòng. Công việc ổn định với mức lương tăng đều đặn hàng năm và 35 tuổi bắt đầu mua nhà…

Tuy nhiên, thực tế luôn phũ phàng và nhiều khi khác xa so với những hình dung đó. Ra trường, kiếm việc khó khăn. Các công việc hành chính thì nhàm chán, chẳng có gì thay đổi thế giới. Chưa kể, mức lương khởi điểm it ỏi hơn so với mong đợi, chỉ vỏn vẹn 7-8 triệu đồng/tháng.

Đăng Khoa, 22 tuổi vừa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương (FTU) với tấm bằng loại giỏi chuyên ngành Quản trị kinh doanh và bằng IELTS 7.0. Cũng như bao bạn trẻ khác, Khoa cũng muốn được làm việc trong các tập đoàn lớn với mức lương nghìn USD, thoả sức thể hiện, chứng minh năng lực bản thân.

Nhưng đời không như là mơ, loay hoay 2-3 tháng trời cậu vẫn chưa tìm được việc ưng ý, đa số các offer đều nhận được mức lương thường dưới 10 triệu đồng/tháng.

Theo tính toán của Khoa, bố mẹ đầu tư suốt 16 năm học tập với số tiền không nhỏ. Nếu ai du học hay học trường quốc tế, số tiền đó có thể lên đến vài tỷ đồng 1 năm.Nhưng với mức lương 10 triệu đồng/tháng, Khoa có làm cả đời cũng không mua nổi căn nhà.

Với bạn trẻ mới ra trường và mới đi làm thì mục tiêu ổn định về mặt tài chính là khó đạt đến hơn cả.
Với bạn trẻ mới ra trường, mới đi làm thì mục tiêu ổn định về mặt tài chính là khó đạt đến hơn cả

Bạn bè của Khoa cũng vậy, một số bạn có những cơ hội tốt hơn, làm việc tại các công ty đa quốc gia và tập đoàn lớn với mức lương khởi điểm 10-15 triệu/ tháng. Qua vài năm đi làm, công việc của họ cũng có sự thăng tiến nhất định, lương bổng cũng tăng lên 15-20 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, với mức giá cả leo thang như hiện nay, con số mà họ tích lũy được vẫn không thể lên được 9 chữ số. Họ lại tiếp tuc băn khoăn khi nào mới có đủ tiền làm đám cưới, khi có gia đình thì con cái sẽ thế nào...

Với thực tế không như mong đợi đó, nhiều bạn trẻ cảm thấy sốt ruột, nóng vội với khởi điểm của mình. Cảm giác khoảng cách từ điểm xuất phát cho tới đích đến của thành công còn quá xa, điều mà họ rất kỳ vọng đạt được nhanh chóng trước đây. Trong đó, mục tiêu ổn định về mặt tài chính là khó đạt đến hơn cả.

Và ngày càng có nhiều khoản chi tiêu khiến các bạn trẻ cần cân nhắc: nhiều món đồ ao ước, nhiều trải nghiệm muốn thử, nhiều nơi muốn đến. Bên cạnh mong muốn ổn định về lâu dài, việc sở hữu nhà riêng, xe riêng từ số tiền lương ít ỏi của các bạn ngày càng xa vời.

Đầu tư tích lũy với số tiền chỉ với 10 k

“Tất cả những câu hỏi hay vô vàn trăn trở đó đều chỉ có thể trả lời khi các bạn thuộc thế hệ Gen Z biết mình muốn gì và phải ổn định về mặt tài chính, đặc biệt là cần phải biết cách quản lý tài chính cá nhân”, bà Nguyễn Thị Hương Giang, CEO của Tititada khẳng định.

Theo đó, việc đầu tư thường sẽ chỉ bắt đầu khi các bạn trẻ dư dả tài chính và thu nhập ổn định. Nhưng điều đó thật sai lầm, vì bây giờ đầu tư càng sớm càng có lợi, và chia nhỏ đầu tư, tạo thói quen đầu tư dù chỉ từ số tiền nhỏ.

Nếu mỗi ngày bạn tiết kiệm 100 ngàn đồng, mỗi tháng tiết kiệm 3 triệu đồng tưởng nhỏ nhoi để đầu tư. Nhưng giả sử mức sinh lời 15% một năm thì sau 30 năm bạn đã để dành được hơn 2.38 tỷ đồng từ lãi kép. Chỉ cần biết quản lý tài chính cá nhân đúng cách, đầu tư đúng cách, các bạn trẻ có thể tích tiểu thành đại.

Câu chuyện cô gái 9x tên Phương Thảo là ví dụ.

Cô có một công việc văn phòng công ty nước ngoài, mức lương khỏi điểm bắt đầu tư 500 USD/tháng. Sau hơn 5 năm cố gắng chăm chi làm việc giờ Thảo đã ở lên cấp trưởng phòng và đã có mức lương hơn 30 triệu đồng/tháng.

Dù cuộc sống, công viêc  bận rộn, Thảo vẫn đi du lich mỗi năm một lần. Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả là Thảo đã bắt đầu trả góp để mua căn nhà đầu tiên, và đang tiến gần hơn đến các cột môc mà cô mong muốn khi học đại học.

“Điều giúp tôi  đạt được những côt mốc mà nhiều bạn trẻ cảm thấy ngoài tầm với nằm ở việc tôi quyết định đầu tư từ sớm. Sẽ không có lối đi tắt cho một cuộc sống thoải mái, vững chãi, mà là cả một hánh trình, bắt đầu càng sớm sẽ càng tốt”, Thảo chia sẻ.

Theo Thảo, bước đầu tiên chính là cần phải biết cách quản lý tài chính cá nhân, từ việc cô có kế hoạch và quản lý nguồn vào và nguồn ra của mình, bất kể mức lương thế nào. 

Người trẻ chơi chứng khoán từ sớm vẫn tốt nhưng nên xác định rõ tài chính và tìm hiểu thật kỹ để không bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần khi
Người trẻ chơi chứng khoán từ sớm vẫn tốt nhưng nên xác định rõ tài chính và tìm hiểu thật kỹ để không bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần khi "nghiện" loại hình đầu tư này

Ngoài nỗ lực, chiến lược đầu tư lâu dài của bản thân, thời gian qua khi xu hướng fintech đang phát triển bùng nổ đã có nhiều giải pháp công nghệ ra đời. Trong đó, không hiếm các ứng dụng đầu tư thông minh nhằm giúp các bạn trẻ có thể vừa tiết kiệm, vừa bắt đầu đầu tư với một khoản tiền nhỏ để tăng khả năng sinh lời và giảm rủi ro cho bản thân.

Thậm chí, với số vốn chỉ với 10 k (10.000 đồng), các bạn trẻ cũng có thể đầu tư tích lũy.  

Ngoài ra, có một số ứng dụng còn miễn phí môi giới cho tất cả khách hàng của mình, giúp bạn đầu tư thêm hiệu quả. Không chỉ vậy, các bạn còn có thể cập nhật thông tin và kiến thức trên ứng dụng đó với bài học vô cùng ngắn gọn nhưng đủ thông tin cần, giúp bạn trong 1 nốt nhạc có thể nắm bắt ngay các kiến thức quan trọng.

Điều này cho thấy, khi thế hệ Gen Z biết theo dõi chi tiêu, lên kế hoạch, phân bổ thu nhập bao nhiêu vào tiết kiệm, đầu tư... sẽ giúp họ nhạy bén và chủ động hơn, giúp đồng tiền sinh lời và tiền của bạn không bao giờ ngủ.

Và thói quen ấy sẽ mang lại kết quả là túi tiền rủng rỉnh ngay từ khi ở tuổi đôi mươi.

Gen Z - Thế hệ thống trị xu hướng đầu tư tiêu dùng trong tương lai
Với những sáng tạo đột phá mang thương hiệu của riêng mình, thế hệ Z (gen Z) khởi tạo trào lưu và lan tỏa mạnh các giá trị tới cộng đồng,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư