
-
Niềm tin của nhà đầu tư là nhân tố hỗ trợ tăng trưởng
-
Bế mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025
-
Nỗ lực cao nhất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2025
-
Chế tài xử lý hành vi gây lãng phí sẽ nghiêm khắc hơn
-
Đại học quốc gia được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia -
Cán bộ y tế, giáo dục, truyền thông có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
Cơ cấu thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia
Theo Quyết định kiện toàn, Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) có 17 thành viên gồm:
Chủ tịch Hội đồng là ông Nguyễn Mạnh Khương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
Các Phó chủ tịch Hội đồng gồm: Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; ông Đinh Hồng Thái, Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Các thành viên Hội đồng còn lại, gồm:
- 4 thành viên đại diện của Bộ Nội vụ;
- 4 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- 3 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 1 thành viên đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 2 thành viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động);
- 2 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không bao gồm chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).
Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng
Hội đồng có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng.
- Bộ phận kỹ thuật gồm một số chuyên gia am hiểu về lĩnh vực lao động, tiền lương của các cơ quan, tổ chức có đại diện tham gia Hội đồng và nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý của Bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học do Chủ tịch Hội đồng lựa chọn, bổ nhiệm để giúp Hội đồng xây dựng các báo cáo kỹ thuật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng.
- Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng triển khai các hoạt động hành chính, tổ chức, nhân sự, tài chính thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định sử dụng bộ máy làm việc của Bộ Nội vụ làm bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng.
Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng
Hội đồng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động theo quy định tại Điều 49, Điều 50 và Điều 53 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
Chủ tịch Hội đồng ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng, Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng.
Hội đồng tiền lương quốc gia có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Nội vụ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2025 và thay thế Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia và Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 27/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo Điều 49, 50 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020, Hội đồng tiền lương quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Bộ luật Lao động để thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về: Mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ); chính sách tiền lương áp dụng đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Hội đồng tiền lương quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình hình tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế và các yếu tố liên quan khác làm cơ sở xác định mức lương tối thiểu.
Đồng thời, xây dựng báo cáo về mức lương tối thiểu của người lao động gắn với các yếu tố xác định mức lương tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 91 của Bộ luật Lao động; rà soát mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động, phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu làm cơ sở xác định phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ.
Hằng năm, Hội đồng tổ chức thương lượng để khuyến nghị với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).
Tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã theo quy định của Bộ luật Lao động.

-
Chế tài xử lý hành vi gây lãng phí sẽ nghiêm khắc hơn -
Đại học quốc gia được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia -
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam -
Cán bộ y tế, giáo dục, truyền thông có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình -
Sân bay Nội Bài chào đón đường bay kết nối Hà Nội với Châu Phi của Ethiopian Airlines -
Quảng Trị xem xét hỗ trợ cán bộ di chuyển ra làm việc tại trụ sở mới -
Hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân bị phạt tiền tối đa 10 lần khoản thu
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng