-
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump?
Giao dịch ảm đạm, hàng trăm triệu cổ phiếu muốn bán cũng không xong
Giá trị giao dịch trên ba sàn phiên 13/1 chỉ đạt hơn 36.600 tỷ đồng, giảm hơn 13% so với phiên hôm qua. Cơn bán tháo tại một loạt mã chứng khoán vẫn tiếp diễn. Trái với khối lượng dư bán giá sàn “khủng”, lực mua nhỏ giọt khiến chỉ lượng ít cổ phiếu được khớp.
Không kể các tài khoản đối ứng mua trực tiếp cổ phiếu ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC bán chui được hoàn trả giao dịch, cổ phiếu FLC do các nhà đầu tư mua phiên 10/1 đã về tài khoản. Dù mong muốn bán cắt lỗ, không nhiều nhà đầu tư thực hiện được. Tương tự phiên hôm qua, chỉ cón hơn 826.300 cổ phiếu FLC được chuyển, còn lại tới hơn 59 triệu cổ phiếu dư bán sàn.
Lực bán còn diễn ra mạnh mẽ hơn ở cổ phiếu ROS (FLC Faros) với gần 99 triệu đơn vị dư bán sàn và chỉ hơn 322.500 cổ phiếu được khớp trong phiên. Các cổ phiếu liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết đều “trắng bên mua”. Một số cổ phiếu bất động sản như CII “ăn theo” kỳ vọng từ sự lên giá của bất động sản Thủ Thiêm cũng tiếp tục bị hạ đo sàn. HNG sau thông tin Hoàng Anh Gia Lai đăng ký bán giải chấp 48,1 triệu cổ phiếu cũng giảm kịch biên độ từ đầu phiên. Tuy nhiên, lực mua vẫn còn khá lớn. Đã có 14,7 triệu cổ phiếu HNG được hấp thụ ở giá sàn cả phiên, trong khi vẫn còn dư bán 13,7 triệu đơn vị.
Số lượng cổ phiếu đóng cửa giảm sàn bất ngờ vọt lên 144 mã, tập trung nhiều nhất ở dòng bất động sản với nhiều cổ phiếu đã tăng nóng giai đoạn trước nhờ niềm tin và kỳ vọng này lao dốc khi đám đông tháo chạy. Cổ phiếu CEO, L14 IDC, IDJ, L18… đều giảm sàn.
Bình quân cứ 100 mã lại có 8,64 mã đóng cửa giảm kịch biên độ. “Trắng” bên mua, nhà đầu tư muốn bán cũng không xong. Số lượng dư bán sàn vượt trên 300 trăm triệu đơn vị. Cùng với số mã chứng khoán giảm sàn đột biến, đa phần các cổ phiếu phiên nay đóng cửa giảm giá. Toàn sàn chỉ có 250 mã tăng và 33 mã tăng trần.
Nhóm VN30 giảm nhẹ hơn thị trường chung và hút mạnh dòng tiền trong phiên 13/1 |
Cả ba chỉ số chứng khoán đều đóng cửa trong sắc đỏ. Giao dịch còn tương đối giằng co ở phiên sáng thậm chí tăng khá ngay đầu phiên, áp lực bán ra lại mạnh lên khi sang phiên chiều. VN-Index rơi 8 điểm trong phiên ATC, đóng cửa ở mức 1.496,05 điểm, giảm 14,46 điểm (-0,96%). HNX-Index giảm 12,81 điểm (-2,7%) xuống 460,83 điểm. UPCoM-Index giảm 1,52 điểm (-1,33%) xuống 112,67 điểm. Một số sàn chứng khoán Đông Nam Á tăng điểm. Tuy nhiên, sắc đỏ mới là màu sắc chủ đạo ở hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á.
“Cứu cánh” từ nhóm ngân hàng, thép
Các cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho thị trường chứng khoán phiên nay phần lớn đến từ nhóm ngân hàng. Cổ phiếu BID từng có thời điểm chạm trần sau phiên tăng kịch biên độ hôm qua. Đây tiếp tục là cổ phiếu đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho VN-Index. Cùng đó, VCB, CTG, MBB, SSB, ACB, EIB cũng nằm trong top 10. Trên sàn HNX, KSFinance (KSF) hay cổ phiếu ngân hàng như BAB, NVB cũng hỗ trợ đáng kể cho chỉ số chung. Đây đã là phiên thứ ba liên tiếp dòng ngân hàng trở lại vai trò trụ đỡ. Còn dòng cổ phiếu thép ghi nhận tín hiệu tích cực sau giai đoạn trầm lắng. Hai ông lớn ngành thép là Hoà Phát và Hoa Sen đều nằm trong nhóm 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất. Giao dịch ở HPG cũng hồi phục, đưa cổ phiếu này trở lại nhóm thanh khoản nghìn tỷ trên sàn với giá trị giao dịch 1.167 tỷ đồng. Ngoài ra, ba cổ phiếu ngân hàng cũng ghi nhận mức thanh khoản cao gồm STB (1.551 tỷ đồng), CTG (1.247 tỷ đồng) và MBB (1.049 tỷ đồng).
Các cổ phiếu vốn hoá lớn cũng là trung tâm hút dòng tiền trong phiên 13/1. Giá trị giao dịch riêng nhóm VN 30 đạt 13.239 tỷ đồng, chiếm 36,6% tổng giao dịch trên cả ba sàn. Trong khi, thanh khoản nhóm này thường xuyên rơi xuống dưới 30% giao dịch riêng sàn HoSE thời gian ảm đạm liền trước. Dòng tiền đang trở lại với nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn khi hàng loạt cổ phiếu đầu cơ hút giao dịch trước đây vẫn đang bị bán tháo và chưa có tín hiệu cầm máu.
Dòng tiền của khối ngoại lại trở về trạng thái bán ròng trong hai phiên mua. Tuy nhiên, giá trị bán ròng chỉ gần 65 tỷ đồng. KDH, BID, VHM, CTG và VIC được tập trung giải ngân nhiều nhất, đều trên 50 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối ngoại mạnh tay bán ở cổ phiếu VRE (126 tỷ đồng) và NVL (hơn 61 tỷ đồng).
-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024