-
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump?
Dòng tiền trở lại nhóm bluechips, cổ phiếu đầu cơ “trắng bên mua”
Chiều 12/1, công ty chứng khoán đã gửi thông báo tới các nhà đầu tư mua đối ứng 74,8 triệu cổ phiếu FLC do ông Trịnh Văn Quyết bán ra trong phiên 10/1. Tuy vậy, hòn tuyết lăn tiếp tục tạo ra hiệu ứng domino sau hai ngày kể từ phiên "bán chui" của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn này. FLC cùng loạt cổ phiếu liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết đóng cửa giảm kịch sàn. Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh trong phiên đột ngột giảm mạnh bởi lực cầu hấp thụ suy giảm đã kéo tụt thanh khoản.
Chỉ hơn 2,5 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh phiên 12/1, trong khi khối lượng dư bán giá sàn là hơn 38,6 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu ROS cũng chỉ chuyển nhượng hơn 1,4 triệu cổ phiếu, trong khi khớp lệnh gần 99 triệu đơn vị phiên liền trước. Dư bán giá sàn là hơn 73,08 triệu đơn vị. HAI, KLF, AMD, ART giảm kịch sàn.
Cổ phiếu liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết và một số cổ phiếu bất động sản "trắng" bên mua. |
Ngoài nhóm trên, toàn sàn còn 88 mã giảm kịch biên độ, đa phần là các cổ phiếu đã tăng nóng thời gian qua, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bất động sản.
Thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc, chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư từng kỳ vọng vào cổ phiếu bất động sản dựa trên giao dịch bất thường này. Nhóm bất động sản có tới 25 mã giảm sàn như CII, CEO, CRE, DIG, HQC, ITA. Một số cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp có quy mô vốn hoá lớn ngược dòng tăng như BCM, KBC.
Cổ phiếu CII còn dư bán giá sàn hơn 19,8 triệu cổ phiếu và chỉ có 977.500 cổ phiếu được khớp. Sau đợt đấu giá một tháng trước, cổ phiếu trên đã bật tăng gấp đôi. Kỳ vọng trở thành thất vọng, cùng áp lực cung 44 triệu cổ phiếu quỹ đã bắt đầu bán ra từ ngày 10/1, cổ phiếu CII giảm sàn từ đầu phiên và liên tục trong tình trạng “trắng bên mua”.
Trái ngược với động thái tháo chạy ở loạt cổ phiếu đầu cơ, nhóm vốn hoá lớn lấy lại sức hút. VN30-Index tăng mạnh từ giữa phiên chiều, kéo chỉ số chung tăng điểm. Đồng thời, tỷ trọng giá trị giao dịch nhóm VN30 trên tổng giao dịch trên sàn HoSE đã trở lại trên mức 30%. Ba cổ phiếu ngân hàng tăng kịch biên độ gồm BID, TPB và STB. 7/10 cổ phiếu tác động tích cực đến chỉ số đều từ nhóm nhà băng. Trong đó, BID góp hơn 3,7 điểm tăng trong tổng mức tăng 18,2 điểm của VN-Index.
Không riêng nhóm ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán, bảo hiểm cũng giao dịch tích cực. Trừ cổ phiếu ART của Chứng khoán BOS giảm sàn hay APS giảm 4,52%, đa phần cổ phiếu chứng khoán lấy lại sắc xanh, một số tăng trên 4% như VND, SSI, SHS.
Chứng khoán hút dòng tiền lớn khi VN-Index rơi về mốc 1.465 điển, khối ngoại mua ròng hơn 500 tỷ đồng
VN-Index biến động mạnh trong phiên 12/1. |
Phiên giao dịch hôm nay ghi nhận sự biến động mạnh của chỉ số. Chênh lệch giữa mức điểm cao nhất và thấp nhất của VN-Index lên tới 45 điểm, hồi phục vượt mốc 1.500 điểm từ vực sâu 1.465 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, dù vẫn có số mã chứng khoán giảm giá áp đảo, VN-Index tăng 18,2 điểm (1,22%) lên 1.510,51 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 7,97 điểm (-1,65%) xuống 473,64 điểm. UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,31%) xuống 114,19 điểm. Toàn sàn có 556 mã giảm, 88 mã giảm kịch sàn; trong khi có 316 mã tăng và 30 mã tăng trần.
Hầu hết thị trường chứng khoán châu Á đều đóng cửa tăng điểm. VN-Index cũng nằm trong nhóm đa số trên dù đà tăng không quá thuyết phục do chỉ dựa vào một số ít nhóm trụ cột.
Thanh khoản trên thị trường tiếp tục ở mức cao. Đáng chú ý, khi VN-Index về sát mốc 1.465 điểm, giao dịch đã tăng mạnh khi thị trường hút được dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư. Riêng phiên sáng, thanh khoản trên ba sàn đã đạt 29.125 tỷ đồng. Giá trị giao dịch phiên chiều có phần giảm sút, thanh khoản cả phiên đạt 43.123 tỷ đồng. Cổ phiếu giao dịch nhiều nhất là STB (2.097 tỷ đồng). Trong khi STB đóng cửa ở mức giá trần, hai cổ phiếu khác cũng có mức thanh khoản trên nghìn tỷ đồng là GEX và DIG lại giảm kịch sàn.
Điểm tích cực trong hai phiên gần đây là các nhà đầu tư ngoại đang trở lại mua ròng dù khối lượng giao dịch ở cả hai chiều mua bán đều khá khiêm tốn. Trên sàn HoSE, các nhà đầu tư nước ngoài giải ngân thêm 1.839 tỷ đồng, trong khi thu về 1.415 tỷ đồng từ bán cổ phiếu. Giá trị mua ròng trên sàn này đạt 424 tỷ đồng. Cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất là KBC (gần 136 tỷ đồng). Khối ngoại giải ngân mạnh ở nhiều cổ phiếu bất động sản có quy mô vốn hoá khá lớn như DXG (95 tỷ đồng), KDH (90 tỷ đồng), VHM (69 tỷ đồng) hay VIC (47 tỷ đồng), BCM (38 tỷ đồng).
-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024