-
Sôi động đường đua ghe Ngo Sóc Trăng -
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 -
Thắp sáng ước mơ cùng Samsung -
Sóc Trăng khai mạc sự kiện văn hóa lớn nhất của tỉnh trong năm 2024 -
Sẵn sàng khởi động VSMCamp & CSMOSummit mùa thứ 8 -
Hungary đã đào tạo cho Việt Nam hơn 4.000 du học sinh
Điều chỉnh dự thảo Luật Nhà giáo trước khi đưa ra Kỳ họp thứ 8
Cuối tháng 9/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến góp ý lần đầu về Dự thảo Luật Nhà giáo tại phiên họp lần thứ 37. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết:. việc chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo không làm thay đổi 5 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7/7/2023 và các nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 126-NQ/CP ngày 1/9/2024.
Chia sẻ dự kiến một số tác động tích cực của Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh đến việc ngành giáo dục sẽ có sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo vì có chế tài pháp lý đủ mạnh để tháo gỡ các nút thắt, thu hút người giỏi đến với nghề dạy học, giữ chân nhà giáo giỏi trong nghề.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng yêu cầu, Ban soạn thảo tiếp tục đánh giá tác động để làm rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật; đánh giá tác động rõ tới đâu thì quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tới đó, không làm một cách mênh mông, dàn trải. |
Cùng với đó, nhà giáo sẽ được nâng tầm vị thế, vai trò, được xã hội ghi nhận, tôn vinh, được bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp; mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp; tạo điều kiện và quy định trách nhiệm đối với nhà giáo trong rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Đồng thời, tạo sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập. Lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập, không chỉ là người lao động theo cơ chế của hợp đồng lao động mà còn đầy đủ tư cách của nhà giáo.
Với quan điểm “cứ gì tốt hơn cho nhà giáo là ủng hộ”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã có thêm những góp ý cụ thể vào dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất xung quanh các quy định về chế độ làm việc của nhà giáo, thuyên chuyển công tác đối với nhà giáo, chế độ nghỉ hưu, chế độ ưu đãi, hợp tác quốc tế về nhà giáo…
Đánh giá, Ban soạn thảo đã hết sức tích cực, khẩn trương, hầu hết các ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 37 đã được Chính phủ, Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có thêm một số định hướng, đề nghị để Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện trước khi đưa ra Kỳ họp thứ 8 thảo luận lầu đầu.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các nội dung đã được điều chỉnh ở luật chuyên ngành khác không quy định ở Luật Nhà giáo; Luật chỉ quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, các quy định chi tiết giao Chính phủ, các bộ, ngành theo thẩm quyền ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng yêu cầu, Ban soạn thảo tiếp tục đánh giá tác động để làm rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật; đánh giá tác động rõ tới đâu thì quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tới đó, không làm một cách mênh mông, dàn trải.
Cần làm rõ một số chính sách ưu tiên với nhà giáo
Theo Chủ tịch Quốc hội, báo cáo tiếp thu, giải trình của Chính phủ cũng cần làm rõ một số chính sách ưu tiên, điều kiện đảm bảo đối với các đối tượng nhà giáo như chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi, chính sách hỗ trợ miễn học phí… Việc đánh giá kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác.
Trao đổi tổng hợp các ý kiến góp ý Dự thảo Luật Nhà giáo tại phiên họp thứ 38, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhận định: Mặc dù trong thời gian rất gấp, nhưng Chính phủ, Ban soạn thảo Luật Nhà giáo đã rất nỗ lực, cầu thị, nghiên cứu, tiếp thu tối đa, giải trình cơ bản các ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và các cơ quan của Quốc hội.
Hồ sơ dự thảo luật sau khi chỉnh lý, tiếp thu đã có sự điều chỉnh ngắn gọn và thay đổi căn bản, giảm 26 điều từ 71 điều xuống 45 điều. Nội dung dự thảo luật sau chỉnh lý tập trung quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, có sự cân nhắc, điều chỉnh theo hướng chỉ quy định trong dự thảo luật những vấn đề đã chín, đã rõ, đã ổn định, giải quyết được những vấn đề bất cập trong thực tiễn và tạo ra bước đột phá cho hoạt động của ngành giáo dục đào tạo, trong đó có nhà giáo.
Hơn 1,6 triệu giáo viên mong chờ một dự luật dành riêng cho nhà giáo. |
Những nội dung đã được quy định trong luật khác thì không quy định, nhắc lại trong luật này, nội dung chồng chéo, khác biệt so với các quy định của các luật khác cũng đã được rà soát, điều chỉnh, quy định cho phù hợp cũng như đã bổ sung, đánh giá tác động đối với những quy định mới để bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật.
“Thường vụ Quốc hội thống nhất cho rằng, để thể chế hóa quan điểm của Đảng, rất cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhằm tạo khung khổ pháp lý thuận lợi và thống nhất cho xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo cũng như bảo vệ, tôn vinh nghề giáo. Hồ sơ dự án luật, đặc biệt là dự thảo luật sau khi điều chỉnh, tiếp thu đã đủ điều kiện để trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 tới đây”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nói, đồng thời cũng lưu ý một số nội dung đề nghị Chính phủ, Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa và hoàn thiện đầy đủ hồ sơ Dự thảo Luật Nhà giáo để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới. Bộ trưởng đồng thời cũng chia sẻ sự mong đợi, kỳ vọng của hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước về một dự luật dành riêng cho nhà giáo.
-
Hà Nội vinh danh 196 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo năm 2024 -
Nhiều trường đại học công bố tuyển sinh năm 2025, bỏ nhiều tổ hợp xét tuyển -
Thắp sáng ước mơ cùng Samsung -
Thúc đẩy hợp tác đào tạo đại học giữa Việt Nam và Liên bang Đức -
Sóc Trăng khai mạc sự kiện văn hóa lớn nhất của tỉnh trong năm 2024 -
Fashion Show “Cội nguồn tinh hoa hội tụ”: Nơi giao thoa giữa nghệ thuật, sáng tạo và truyền thống -
Sẵn sàng khởi động VSMCamp & CSMOSummit mùa thứ 8
- Nhựa Tiền Phong: Hành trình tăng trưởng bền vững, khẳng định sự minh bạch trên sàn chứng khoán
- BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- EVN thực hiện tháng tri ân khách hàng năm 2024
- Hơn 1.000 người chúc mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt với Bia Saigon Special
- Frasers Property Vietnam khánh thành phòng tin học tại Trường THCS Phú Mỹ
- The Senique Hanoi - nơi kiến trúc hiện đại và di sản giao thoa