-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
Ngay sau khi xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế đã chỉ đạo ngay các cơ sở y tế cứu chữa các bệnh nhân mắc; làm thế nào để đưa các nạn nhân nặng hạn chế tối đa tử vong; đồng thời Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương đình chỉ ngay các cơ sở cung cấp an toàn thực phẩm.
Cùng với đó là truy xuất đến tận cùng nguồn gốc các thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm tìm nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm. Sau khi thực hiện truy xuất nguồn gốc cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì phát hiện một số cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiện tượng thu gom các nguyên liệu trôi nổi bên ngoài.
Trước tình trạng như vậy, Bộ Y tế ngay từ đầu năm đã tham mưu Ban Chỉ đạo tổ chức cuộc họp để đánh giá kết quả năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn quốc đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm khiến trên 2.100 người mắc và 6 trường hợp tử vong. |
Đặc biệt, theo ông Tuyên, Bộ Y tế đã tham mưu để các địa phương, các cấp các ngành triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; cũng như triển khai thực hiện Nghị định 75 của Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành, đặc biệt các chỉ đạo của Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng triển khai hướng dẫn 10 khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong đó có 2 khuyến cáo là chúng ta phải chọn thực phẩm sạch và nơi chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho hay, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với sự tham gia của các địa phương, trong đó, Bộ Y tế có đề nghị các địa phương kiện toàn Ban An toàn thực phẩm, có phân công, phân nhiệm rõ ràng; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc.
Tiếp tục hướng dẫn, thực hiện Chỉ thị 13/2016 của Thủ tướng; Chỉ thị 17/2020 của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt Công điện số 44/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai hướng dẫn đảm bảo công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết không để các cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp), không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm vẫn hoạt động…; Kiểm soát chặt chẽ để thực phẩm trôi nổi cung cấp cho bếp ăn tập thể.
Đồng thời, các khu công nghiệp, khu chế xuất… kiên quyết không ký hợp đồng với các cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các chủ doanh nghiệp có bếp ăn tập thể và các cơ sở sản xuất, cung ứng thực phẩm.
Đặc biệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, từ đó thay đổi hành vi mua lương thực, thực phẩm ở những nơi an toàn, không mua các sản phẩm trôi nổi.
Trước đó, cũng nói về khó khăn trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm hiện nay, ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế do lực lượng của chúng ta rất mỏng. Một tỉnh chỉ có một chi cục hoặc thậm chí chỉ là một phòng trong sở thực hiện nhiệm vụ.
Còn của ngành Y tế thì số lượng cán bộ cũng khiêm tốn, tuyến huyện có vài người, tuyến xã, phường thì vài cán bộ y tế làm kiêm nhiệm. Trong khi, tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên toàn quốc khoảng 700.000 cơ sở lớn nhỏ. Với lực lượng như vậy khó mà đi kiểm soát hết được.
Cho nên ông Long cho rằng vấn đề trọng tâm vẫn là tuyên truyền để người sản xuất, người tiêu dùng tuân thủ theo quy định; Kiểm tra để xác định những nơi nào là nhóm thực phẩm nguy cơ, cơ sở nào có phản ánh của người dân không tốt sẽ tập trung kiểm tra ưu tiên.
Về chế tài xử lý, mức xử phạt hiện nay theo Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm không phải là thấp. Bởi vì những cơ sở nhỏ có khi bị phạt đến mấy chục triệu. Những vi phạm của doanh nghiệp lớn sản xuất số lượng nhiều, khi vi phạm có thể bị phạt đến hàng tỉ đồng.
"Chế tài phạt không phải là không có tính chất răn đe, bởi phạt nhiều thì cơ sở kinh doanh có thể phá sản, không thể sản xuất được nữa. Tuy nhiên, thực tế trong xã hội luôn có những thành phần cố tình lách luật để làm những sản phẩm không đạt yêu để lưu thông kiếm lợi bất chính. Do đó, dù chế tài xử phạt đến đâu thì vẫn sẽ có những người vi phạm", ông Nguyễn Hùng Long lý giải.
Về trách nhiệm của các bộ ngành trong quản lý an toàn thực phẩm theo ông Long, việc phân công hiện nay đang chia ra 3 bộ là Y tế, Công thương và Nông nghiệp cùng kiểm tra, quản lý, còn theo Chỉ thị 17 của Ban Bí thư, sau này việc quản lý về an toàn thực phẩm sẽ về một đầu mối. Khi đó dù một đầu mối là bộ nào quản lý thì sự phối hợp liên ngành vẫn cần phải tiếp tục.
Chẳng hạn, ngành Nông nghiệp thì không bao giờ thoát khỏi trách nhiệm đảm bảo nuôi trồng, thu hái đánh bắt, sơ chế nông sản thực phẩm;
Ngành Công Thương cũng không thể thiếu vì họ quản lý thị trường, trách nhiệm quản lý về lưu thông trên thị trường. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… cơ quan truyền thông cũng vẫn phải tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng… Tất cả các ban ngành khác đều có vai trò nhất định.
“Việc cần thiết là phối kết hợp liên ngành ngày càng chặt chẽ hơn thì sẽ đảm bảo tốt hơn về vấn đề an toàn thực phẩm”, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nói.
Theo Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong, cơ quan này sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố, các hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bếp ăn trường học, bếp ăn khu công nghiệp…
Đối với ngành Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng ngành Công Thương, Nông nghiệp tổ chức thực hiện công tác giám sát, phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định. Mục tiêu đặt ra là không để xảy ra vụ ngộ độc lớn trên địa bàn Thủ đô.
-
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Tưởng trầm cảm sau sinh, đi khám phát hiện u não -
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024