
-
Đóng điện thành công đường dây 500 kV Phố Nối - Thường Tín
-
TP.HCM khởi công mở rộng Quốc lộ 13 vào quý II/2026
-
Gỡ vướng về vật liệu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
-
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, giải quyết
-
Tiến độ thi công “rùa” tại Cụm công nghiệp Quế Thọ 3 -
Thông luồng vào dự án PPP giao thông
Hội thảo có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ông Vương Đình Huệ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư ông Nguyễn Chí Dũng, cùng đại diện các Bộ, ngành Trung ương, địa phương, đại sứ quán, tổ chức quốc tế, các ngân hàng, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học …
Hội thảo nhằm mục tiêu đánh giá tác động, thực trạng, những khó khăn vướng mắc trong việc huy động và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài và các nguồn vốn khác trong 20 năm qua. Hội thảo cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng hiệu quả vốn ODA cùng các nguồn vốn khác tại Việt Nam để phục vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020.
Hội thảo nhìn lại chặng đường 20 năm sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam. |
Theo báo cáo, tính đến tháng 12/2012 đã có 20 Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (gọi tắt là Hội nghị CG thường niên) được tổ chức. Từ 2013, các quan hệ hợp tác của Việt Nam với các Nhà tài trợ được nâng lên tầm đối tác thông qua Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA, ADB, WB).
Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, cùng với việc quản lý nợ công, khung pháp lý và phương thức quản lý và sử dụng vốn ODA của Việt Nam liên tục được đổi mới, hoàn thiện. Các khâu hoạch định chủ trương đến các khâu cụ thể của quá trình quản lý, sử dụng, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án ODA được quy định chặt chẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất, hướng dòng vốn đến đúng địa chỉ, các chương trình, các dự án, các địa bàn và góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của Việt Nam.
Nguồn vốn ODA tại Việt Nam được thực hiện dưới 3 hình thức chủ yếu gồm ODA viện trợ không hoàn lại, ODA vay ưu đãi và ODA hỗn hợp. Kể từ năm 1993 đến 2014, tổng giá trị vốn ODA cam kết cho Việt Nam đã lên đến 89,5 tỷ USD, tổng vốn đã ký kết đạt 73,68 tỷ USD (bình quân 3,5 tỷ USD/năm), vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân đạt 53,89 tỷ USD (chiếm trên 73,2% tổng vốn ODA đã ký kết).
Hiệu quả sử dụng vốn ODA cũng được các nhà tài trợ đánh giá tích cực, Việt Nam tiếp tục là nước sử dụng nguồn vốn ODA tốt. Khoảng 80 tỷ USD mà các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam trong 20 năm qua không chỉ mang đến cho Việt Nam nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực...
Quan trọng hơn, sự cam kết này cũng đồng thời khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Chính phủ Việt Nam, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Văn Ninh cho biết, qua 20 năm nhận được sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Sự đóng góp của nguồn vốn ODA vô cùng quan trọng giúp nâng cao sản xuất trong nước, thúc đẩy thương mại kinh tế quốc tế. Qua đó, Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và cảm ơn đến các tổ chức quốc tế, định chế tài chính quốc tế,… trong việc hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, qua 20 năm nhận được sự hỗ trợ, Chính phủ Việt Nam nhận thấy còn nhiều hạn chế nội tại, việc hấp thụ nguồn vốn ODA còn nhiều hạn chế, tiến độ giải ngân chậm, điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA còn thấp, ngoài ra năng lực quản lý chương trình dự án còn chưa theo kịp nhu cầu.
“Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ nghiêm túc xử lý, rà soát lại toàn bộ nhằm quản lý sử dụng tốt hơn nguồn vốn ODA, tránh gây thất thoát lãng phí”, Phó Thủ tướng Phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.
Ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: “Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn ODA trong những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một định hướng tổng thể với tầm nhìn dài hạn làm cơ sở cho việc huy động và sử dụng một cách có hiệu quả hơn".
Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, trên thực tế, các nguồn vốn ODA ưu đãi thường kèm theo những điều kiện như chỉ định thầu, ưu tiên nhà thầu nước ngoài, yêu cầu mua máy móc, thiết bị, vật liệu từ quốc gia tài trợ vốn ODA... Do các dự án thiếu tính cạnh tranh nên chi phí đầu tư thực tế thường tăng hơn rất nhiều so với dự toán ban đầu. Do vốn dễ tiếp cận và trách nhiệm của người đi vay không cao nên các dự án sử dụng vốn ODA có nguy cơ quản lý kém hiệu quả, nảy sinh nhiều bất cập.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, nhìn lại thực tiễn tiếp nhận quản lý và sử dụng ODA với cả những thành công và những mặt còn hạn chế trong 20 hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, chúng ta đã thu được nhiều kinh nghiệm và những bài học có giá trị cho việc phát triển quan hệ hợp tác trong giai đoạn mới.
“Đó là bài học về quan hệ đối tác, về vai trò làm chủ các mục tiêu phát triển của quốc gia, bài học về đảm bảo đủ và đúng tiến độ nguồn lực đối ứng, bài học về năng lực con người nắm chắc chủ trương, chính sách và những ưu tiên phát triển của quốc gia, ngành, địa phương, nhận thức đầy đủ về bản chất của ODA, quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn viện trợ là sự đảm bảo vững chắc để đạt được các mục tiêu của chương trình” Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Với vai trò là ngân hàng phục vụ các Dự án ODA trong 20 năm qua, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV đề xuất, chúng ta cần phải mở rộng áp dụng hình thức cho vay lại nguồn vốn ODA theo mô hình cho các tổ chức tín dụng vay lại và chịu rủi ro tín dụng (như trong các Dự án Tài chính nông thôn, Dự án Năng lượng tái tạo, Dự án Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ,…), nhằm giảm áp lực về vốn đối ứng trong nước và áp lực về nợ công của Chính phủ, song vẫn đáp ứng được nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội và thực hiện các định hướng mục tiêu phát triển đề ra.
-
Thông luồng vào dự án PPP giao thông -
Tiến độ thi công “rùa” tại Cụm công nghiệp Quế Thọ 3 -
EVN và tỉnh Quảng Trị họp bàn đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải -
Làn sóng đầu tư mới đổ về Cần Giờ -
Khởi công tuyến cao tốc từ TP. Cà Mau đến Đất Mũi trước ngày 2/9/2025 -
Danh mục các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt -
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển