
-
Triển khai chính sách ưu đãi về thuế mới cho ô tô điện và một số mặt hàng
-
Xây dựng TKV thành Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, phát triển nhanh, bền vững
-
Vinamilk định hình chuẩn dinh dưỡng quốc tế tại Hội nghị Phát triển châu Á 2025
-
Cục Hải quan phản hồi Bộ Công thương về phân loại kính nổi không màu
-
Nghịch lý doanh nghiệp ngành sản xuất săm lốp -
Chubb Life tiên phong mô hình tư vấn minh bạch, bền vững, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu
![]() |
Dự án trồng rừng sản xuất tại tỉnh Bắc Kạn do Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bắc Kạn xây dựng dưới sự tư vấn kỹ thuật của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam và hướng dẫn về chuyên môn của Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tổng thời gian của dự án là 8 năm. Trong đó 4 năm đầu tiên (2013 – 2016), sẽ phủ xanh 490 ha rừng sản xuất tại 2 xã Nông Thượng và phường Xuất Hóa của TP. Bắc Kạn. Từ năm 2017, dự án sẽ bước vào giai đoạn chăm sóc, tỉa thưa và bảo vệ cây trồng. Việc khai thác sẽ bắt đầu từ năm 2020.
Công ty Honda Việt Nam là nhà tài trợ duy nhất cho dự án với tổng giá trị 4,9 tỷ đồng với các hạng mục: xây dựng dự án, đào tạo kỹ thuật trồng rừng mới cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và người dân địa phương; 100% chi phí mua giống cây trồng chất lượng cao; hỗ trợ trực tiếp 15% chi phí nhân công chăm sóc và 10% tổng chi phí phân bón cho toàn bộ dự án.
Sau 8 năm, ước tính dự án sẽ thu được 73.500 m3 gỗ mang lại lợi nhuận khoảng 50 tỷ đồng. Các hộ dân tham gia dự án sẽ được hưởng lợi 100% từ việc bán sản phẩm gỗ sau khi thu hoạch. Như vậy dự án không chỉ có ý nghĩa về việc bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra không khí mà còn có giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Sau 3 năm triển khai, từ năm 2013 tới năm 2015, đã có 408,62 ha rừng được phủ xanh. Cây trồng đang phát triển tốt với chiều cao đạt khoảng 4m đối với cây trồng năm 2013 và 1m đối với cây trồng năm 2015. Trong năm trồng cây cuối cùng của Dự án này, tổng diện tích ước tính còn lại của dự án khoảng 82ha, sẽ trồng 203.489 cây với 3 loại là mỡ, keo và quế.
Tham gia vào Ngày hội trồng rừng năm thứ 4 vừa diễn ra, khoảng 200 công nhân viên Công ty Honda Việt Nam, đại diện tỉnh Bắc Kạn và đông đảo người dân địa phương đã trồng 1.500 gốc cây trên diện tích 2 ha. Hơn 80 ha còn lại của dự án trong năm nay sẽ được người dân tiếp tục trồng và hoàn thành trong tháng 8/2016.
Trước đó, năm 2008, HVN đã thực hiện Dự án trồng rừng theo Cơ chế Phát triển Sạch (AR – CDM) tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2003 - 2011 thông qua tái tạo rừng trên tổng diện tích 309 ha đất trống đồi trọc, dự án ước tính hấp thụ khoảng 41.000 tấn carbon dioxin trong 16 năm và thu hút 320 hộ nông dân tham gia với 2 loại cây chính là keo tai tượng và keo lá chàm. Tại dự án này, Honda Việt Nam đã hỗ trợ 3,5 tỷ đồng và tổ chức đưa hơn 1.000 cán bộ công nhân viên trồng thêm 10 ha rừng bên ngoài dự án. Hiện dự án đã kết thúc giai đoạn trồng cây và đang đi vào bảo vệ, chăm sóc để chuẩn bị khai thác. Dự án cũng được Liên Hợp Quốc công nhận là dự án AR - CDM đầu tiên tại Việt Nam.

-
Chubb Life tiên phong mô hình tư vấn minh bạch, bền vững, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu -
Hải quan khu vực VI: Gắn kết với doanh nghiệp, tạo “lực đẩy” cho kinh tế địa phương -
Nhập khẩu thép HRC khổ rộng tháng 6/2025 tăng 26 lần so với cùng kỳ năm ngoái -
Việt Nam là địa chỉ cung ứng hàng hóa tin cậy -
Tập đoàn VAS: Nơi thép mang hơi thở xanh - Chuyện về một lựa chọn bền vững -
TTC Agris đề xuất mô hình Demofarm nông nghiệp công nghệ cao gắn với mía tại Gia Lai -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 16/7/2025
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung