-
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Mức thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cao nhất là hơn 1,9 tỷ đồng -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025
Điều chỉnh quy hoạch ngành
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với Chương trình OCOP, các hợp tác xã và các mô hình kinh tế vườn trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã có sự điều chỉnh hợp lý quy hoạch ngành theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người dân.
Trang trại gần 7 ha trồng bưởi Diễn của gia đình ông Phạm Hồng Diến tại khu Đoàn Kết, xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê. |
Cụ thể, trên địa bàn huyện, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác đã đạt mức trung bình trên 103 triệu đồng/ha/năm. Những hạn chế cố hữu trong sản xuất nông nghiệp như nhỏ lẻ, manh mún, tự phát đã từng bước được khắc phục. Nhiều tập quán canh tác cũ đã được thay thế bằng những kỹ thuật tiên tiến, thông qua các hình thức huy động và đầu tư hỗ trợ kinh phí giúp hợp tác xã và nông dân mua các loại máy cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm sản, xây dựng. Hiện gần 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sử dụng các loại máy cơ giới.
UBND huyện Cẩm Khê đã quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn lên tới 1.500 ha/năm, sản xuất đã bước đầu có sự liên kết bao tiêu sản phẩm. Trong trồng trọt, cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo với diện tích hàng năm khoảng 7.500 ha, cơ cấu cây trồng đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm khoảng 30% diện tích gieo cấy. Việc định hướng phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, góp phần tăng giá trị sản phẩm là hướng đi tích cực của nhiều xã. Đến nay, toàn huyện có khoảng 300 ha trồng cây ăn quả các loại, trong đó một số cây có giá trị kinh tế cao như: thanh long, bưởi, táo...
Thủy sản được coi là thế mạnh của huyện Cẩm Khê, ngoài ao hồ tự nhiên, những chân ruộng lúa một vụ, vùng đất trũng hoang hóa nay đã được tận dụng để phát triển thủy sản. Toàn huyện hiện có trên 1.700 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích thâm canh và bán thâm canh trên 1.000 ha. Sản lượng thủy sản năm 2017 đạt trên 6.800 tấn, cao gấp 2,6 lần so với năm 2008. Đây là thành quả từ chủ trương chuyển dịch đúng hướng, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất thủy sản của Cẩm Khê thời gian qua. Huyện hỗ trợ giá giống cho các hộ có diện tích nuôi thủy sản liền vùng, liền thửa đảm bảo diện tích và mật độ nuôi theo quy định.
Bộ mặt nông thôn khởi sắc
Chính sách đã góp phần thay đổi tập quán nuôi thủy sản của người dân từ hình thức nuôi thức ăn tận dụng, đầu tư thấp sang nuôi thâm canh, bán thâm canh. Trước đây, trên địa bàn huyện, ruộng trũng, ao hồ mới chỉ được khai thác theo hướng tận dụng, tiềm năng chưa được phát huy triệt để. Không kể đến số hộ thoát nghèo ngày càng nhiều, mà ngay cả số hộ làm giàu từ nuôi trồng thủy sản ở Cẩm Khê giờ cũng không còn hiếm. Từ những mô hình nuôi cá truyền thống đến những mô hình nuôi cá đặc sản, với phương thức chăn nuôi chuyển từ quảng canh sang nuôi trồng với quy mô lớn, có đầu tư bài bản và theo hướng an toàn dịch bệnh ngày càng phổ biến tại địa phương.
Tại Văn Khúc - một xã có diện tích nuôi thủy sản tương đối lớn của huyện với gần 160 ha, tổng sản lượng thủy sản hàng năm của xã đạt khoảng 415 tấn. Theo ông Hà Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Văn Khúc, là xã có diện tích đồng chiêm trũng lớn, Văn Khúc đã quy hoạch vùng đất trũng, chỉ sản xuất được một vụ lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản theo hướng một lúa một cá, đồng thời phát triển các mô hình nuôi cá giống, nuôi tôm càng xanh. Từ hiệu quả đó, nơi nào có nguồn sinh thủy, bà con lại tận dụng nuôi cá, nuôi tôm, nuôi cá xen với lúa.
Theo bà Trần Thị Thu Hưởng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Khê, việc chuyển đổi hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dần từ sản xuất nông hộ nhỏ lẻ sang kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh việc dồn đổi, tích tụ ruộng đất, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng các vùng chuyên canh tập trung phù hợp với lợi thế canh tác từng địa phương… từng ngày mang đến sự phát triển bền vững và khởi sắc bộ mặt nông thôn nơi đây.
-
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Công nhận thành phố Hòa Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình -
Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ -
Mức thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cao nhất là hơn 1,9 tỷ đồng -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 -
Hà Nội siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công vụ
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025