
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân
![]() |
Được biết, gói đầu tư của IFC vào TPBank có giá trị 403,105 tỷ đồng (khoảng 18,3 triệu USD) thông qua hình thức mua cổ phiếu ưu đãi, cho phép IFC sở hữu 4,999% cổ phần tại TPBank. Năm 2016, rất nhiều ngân hàng tìm kiếm đối tác ngoại song đến thời điểm này, TPBank là ngân hàng duy nhất thành công.
Việc đầu tư của IFC sẽ giúp TPBank có thêm nguồn vốn kinh doanh và đầu tư phát triển cũng như cung cấp các khoản vay với tổng giá trị lên tới 2 tỷ USD cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 5 năm tới.
Cùng với khoản đầu tư này, IFC cũng sẽ tham gia tư vấn cho TPBank trong các lĩnh vực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro và nâng cao năng lực phát triển cũng như hỗ trợ để TPBank trở thành một ngân hàng số hàng đầu, có vị thế trong mảng dịch vụ tài chính ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng như vươn tầm ra thị trường tài chính quốc tế.
Trước đó, IFC và TPBank đã từng có các hợp tác kinh tế quan trọng. Năm 2015, TPBank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được IFC cấp hạn mức tài trợ thương mại trị giá 10 triệu USD và chỉ 5 tháng sau, IFC đã quyết định tăng hạn mức cho TPBank lên 30 triệu USD dựa trên hoạt động tài trợ thương mại hiệu quả của TPBank, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy giao dịch thương mại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Ông Đỗ Minh Phú –Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng khi có sự tham gia của IFC với vai trò là một cổ đông mới, đánh dấu chiến lược hợp tác dài hạn giữa hai bên. Khả năng tài chính dồi dào cùng uy tín và mạng lưới quan hệ rộng khắp của IFC sẽ giúp TPBank tăng cường hơn nữa nguồn vốn, năng lực quản trị và phát triển cơ hội hợp tác với các tổ chức tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế.”
“Thông qua khoản đầu tư này, IFC cho thấy sự hỗ trợ liên tục của mình nhằm giúp Việt Nam củng cố và phát triển lĩnh vực ngân hàng, đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tài chính dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó giúp mở rộng sản xuất và tạo thêm nhiều việc làm,” ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia, Lào chia sẻ.
Các chuyên gia tài chính đánh giá, việc TPBank thuyết phục được nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào thời điểm ngành ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức là nhờ Ngân hàng này đã có những thành tựu nổi trội sau 4 năm tự tái cơ cấu, là minh chứng cho thấy sự tin tưởng và đánh giá cao của IFC vào năng lực quản trị và các bước phát triển bền vững, chắc chắn của ngân hàng này.
Được thành lập vào năm 2008, TPBank sở hữu bởi các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare), Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore và với thỏa thuận mới này IFC sẽ là cổ đông thứ 6 của TPBank. Tính đến giữa năm 2016, TPBank đã đạt quy mô ngân hàng tầm trung với tổng tài sản đạt trên 83.200 tỷ đồng, vốn điều lệ sau khi có cổ đông mới IFC là 5.842 tỷ đồng.
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng -
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao