Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Imexpharm kỳ vọng hoàn tất xét duyệt EU-GMP cho nhà máy IMP4 trong năm nay
Hồng Phúc - 24/01/2022 16:37
 
Xét duyệt EU-GMP cho nhà máy IMP4 được ban lãnh đạo Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) chọn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong năm nay sau thời gian dài trễ hẹn.

Imexpharm vừa công bố Bản tin nhà đầu tư quý IV/2021, bao gồm kết cả kinh doanh cả năm ngoái cũng như dự báo về tình hình trong năm nay.

Nhìn lại năm vừa qua, ban lãnh đạo Imexpharm đánh giá ngành dược Việt Nam đã đối mặt với rất nhiều thách thức và khó khăn. 

Trước làn sóng dịch Covid lần thứ 4, dưới ảnh hưởng của các lệnh giãn cách, nhiều doanh nghiệp dược không thể hoạt động 100% công suất, song vẫn có một số doanh nghiệp có thể tăng công. 

Kết quả khảo sát của Vietnam Report với các doanh nghiệp ngành dược về tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021 cho thấy, hơn 57% đánh giá tình hình xấu đi một chút trong khi đó 14,2% đánh giá không có tác động và chỉ khoảng 7,1% doanh nghiệp đánh giá tình hình tốt lên một chút.

Ngoài những tác động của dịch Covid-19 thì các doanh nghiệp dược cũng đối mặt với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu làm cho giá nguyên vật liệu tăng cao. 

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất 3-4 tại chỗ trong thời điểm đỉnh dịch cũng góp phần làm tăng giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp. 

.
 IMP4 được khánh thành từ 3 năm trước là nhà máy với quy mô công nghệ và vốn đầu tư lớn nhất (470 tỷ đồng) của Imexpharm (Nguồn: IMP).

Song cũng theo khảo sát nêu trên, có đến 62,5% các chuyên gia và các doanh nghiệp đánh giá, trong năm nay tăng trưởng của ngành dược sẽ tốt hơn và có 12,5% đánh giá tăng trưởng mạnh, 6,25% doanh nghiệp đánh giá là tình hình sẽ xấu đi trong năm nay so với năm ngoái.

Một vấn đề được các doanh nghiệp trong ngành dược luôn phải quan tâm là giá nguyên vật liệu được dự báo sẽ tiếp tục tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Chiến lược duy trì tồn kho để đối phó với tình trạng biến động giá, giữ ổn định biên lợi nhuận sẽ là bài toán thách thức trong năm nay.

Với riêng Imexpharm, tổng doanh thu thuần năm vừa qua đạt 1.290 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 238,9 tỷ đồng; đều giảm hơn 6% so với cùng kỳ.

Các lệnh giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, người dân không đến bệnh viện đã làm cho kênh bán hàng ETC của Imexpharm sụt giảm nghiêm trọng. 

Cụ thể, doanh số kênh ETC giảm 12,7% so với cùng kỳ, đồng thời kênh OTC cũng giảm 0,9%. 

.
Các chỉ số về khả năng sinh lời của Imexpharm.

Biên lãi gộp năm vừa qua của công ty này là 38,5%, tương đương giảm 1,4% so với biên lãi gộp 39,9% của năm 2020. 

Các hoạt động sản xuất kinh doanh "3 tại chỗ" cùng các biện pháp bảo đảm an toàn trong thời gian dịch bệnh bùng phát vào quý 3/2021 đã đẩy chi phí sản xuất của Imexpharm tăng cao khiến giá vốn không giảm tương ứng với tốc độ của doanh thu.

Do lợi nhuận sụt giảm nên các chỉ số sinh lời ROE, ROA của doanh nghiệp này đều giảm so với cùng kỳ; tương tự EPS cũng giảm 6,2%.

Ban lãnh đạo công ty này đưa ra 4 nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong năm này là xét duyệt EU-GMP cho nhà máy IMP4; đẩy mạnh số hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu tổ chức, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động; nâng cao năng lực của các chi nhánh bán hàng và duy trì, củng cố hệ thống quản trị chất lượng.

Dược phẩm Imexpharm “mở cửa” đón cổ đông ngoại nắm tối đa 75%
Imexpharm (HoSE: IMP) vừa thông qua Nghị quyết lấy ý kiến cổ đông nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 75% và miễn chào mua công khai, “mở...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư