-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC, Mỹ ngày 4/3/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian suy giảm nghiêm trọng vì tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhưng nếu không có một loại vắcxin phòng bệnh hiệu quả, khả năng kinh tế hồi phục hoàn toàn là rất thấp. Đây là nhận định mới nhất của Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra ngày 9/9.
Cụ thể, trong bài phân tích chung đăng trên tạp chí Foreign Policy, cả bà Kristalina Georgieva và Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath đều nhấn mạnh các chính phủ nên tiếp tục hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp vì "bản chất chưa từng có tiền lệ" của cuộc khủng hoảng lần này có thể đẩy làn sóng phá sản và mất việc làm lên cao.
Khi các quốc gia nới lỏng phong tỏa và các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động trở lại thì các chỉ số sản lượng, tiêu thụ và việc làm đều hồi phục mạnh mẽ.
Những biện pháp hỗ trợ trên quy mô lớn và nhanh chóng của các chính phủ cũng đã giúp tăng khả năng chống chọi của nền kinh tế và tiếp sức cho giai đoạn hồi phục ban đầu.
Tuy nhiên, cả 2 quan chức IMF đều nhận định cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài. Khả năng hồi phục vẫn còn rất mong manh và không đồng đều giữa các vùng và các lĩnh vực.
Để đảm bảo duy trì đà hồi phục, điều quan trọng là các quốc gia phải tránh chấm dứt các chính sách hỗ trợ kinh tế quá sớm. Các doanh nghiệp, dù là những cơ sở đã vỡ nợ, cũng sẽ vẫn cần được nhận hỗ trợ để tránh nguy cơ mất đi hàng triệu việc làm.
Điều này đòi hỏi các chính phủ cần có những biện pháp như mua cổ phần của các công ty hoặc cung cấp các gói trợ cấp để đổi lại những mức thuế cao hơn trong tương lai.
Nhưng các chính phủ cũng cần cảnh giác trong cách phân bổ nguồn lực hỗ trợ vốn đang trong giai đoạn khan hiếm và tỉnh táo nhận định một số công ty chắc chắn sẽ thất bại, đặc biệt trong những ngành như du lịch, không thể "sống sót" hoặc bị loại bỏ trong thời kỳ hậu dịch.
Cuối cùng, các quan chức IMF lưu ý dù thế giới "đang học cách sống chung với virus, nhưng việc hồi phục hoàn toàn kinh tế là điều không thể xảy ra nếu không có một giải pháp y tế lâu dài."
Với khoảng 128 loại vắcxin đang được phát triển, cơ hội tìm ra một giải pháp là rất lớn nhưng "chúng ta cần khẩn trương tìm ra các giải pháp đa phương" để đảm bảo cung cấp và phân bổ hợp lý./.
-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững -
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ông Trump để thúc đẩy quan hệ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025