
-
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11% -
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
Lễ công bố quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) được tổ chức tại trụ sở cũ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).
![]() | ||
Bộ máy lãnh đạo SBIC cam kết không lặp lại sai lầm của Vinashin |
SBIC được Bộ GTVT ký quyết định thành lập vào cuối tháng 10/2013, có số vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 9.520 tỷ đồng, gồm công ty mẹ và 8 công ty thành viên, có nghề kinh doanh chính là: đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; tư vấn, thiết kế tàu thủy và phương tiện nổi; tái chế, phá dỡ tàu cũ.
Tại buổi lễ, Bộ GTVT cũng đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tập đoàn Vinashin giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên SBIC; ông Vũ Anh Tuấn, Quyền Tổng giám đốc Vinashin giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc SBIC.
"Cho đến hôm nay, mọi thủ tục pháp lý để thành lập Tổng công ty đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2014. Việc thành lập mới Tổng công ty và chấm dứt hoạt động của mô hình Tập đoàn kinh tế đã đánh dấu một bước thành công trong quá trình tái cơ cấu Vinashin, chuẩn bị cho 1 bước phát triển mới tốt đẹp hơn", ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch SBIC khẳng định.
Được biết, mục tiêu đầu tiên trong kinh doanh đối với SBIC năm 2014 là phải đạt gía trị sản lượng khoảng 7.500 tỷ đồng, tăng khoảng 120% so với năm 2013 với tổng số tàu bàn giao là 78 chiếc.
"Hội đồng thành viên, Ban lãnh đạo SBIC cam kết không để xảy ra những yếu kém, khuyết điểm tương tự", ông Sự cam kết.
Trước đó, vào đầu năm 2013, Bộ Chính trị đã nghe Chính phủ báo cáo tình hình tái cơ cấu Vinashin và đánh giá việc thí điểm thành lập, hoạt động mô hình Tập đoàn Vinashin là không thành công, đồng thời quyết định chấm dứt thí điểm mô hình tập đoàn, chuyển Tập đoàn sang mô hình Tổng công ty nhà nước như trước đây.
Vào thời kỳ cao điểm, Vinashin đã có tới 296 đơn vị thành viên với hơn 70.000 lao động, gồm 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động, 14 nhà máy đang đầu tư mới, ký được nhiều hợp đồng quy mô lớn.
Vinashin bắt đầu bộc lộ khiếm khuyết vào giai đoạn 2008 - 2010 khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, đơn đặt hàng đóng mới bị huỷ hàng loạt, nhiều dự án đầu tư không hiệu quả khiến Tập đoàn đứng bên bờ vực phá sản.
Anh Minh

-
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11% -
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort