-
Vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Kiếm tiền từ 5G: Nhà mạng bối rối -
Samsung sẽ ra mắt “Galaxy S thế hệ mới” vào ngày 23/1/2025 -
Bứt phá hiệu suất doanh nghiệp với HP EliteBook 845 G11 AI PC -
Việt Nam có 28,2 triệu người chơi eSports -
Nhà mạng tăng tốc từ điểm tựa “không gian mới”
. |
Cơ hội mở ra từ kết nối khu vực
Quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy nhanh thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại ngày càng được thể hiện rõ qua việc ban hành Quyết định số 1258/2020/QĐ-TTg ngày 17/8/2020.
Hiện Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 8 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Brunei, Myanmar và Lào). Đến hết quý I/2020, các bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung 26/29 văn bản về quản lý và kiểm tra chuyên ngành; ban hành 47/53 danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành kèm mã số HS; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với 18/22 nhóm hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Duy Hồng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog (Hà Nội) đánh giá, ở trong nước, cơ chế một cửa liên thông giữa các bộ, ngành đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp; còn ở khu vực, Cơ chế một cửa ASEAN là sáng kiến hỗ trợ giao thương trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
Các cơ chế thuận lợi trên mở ra nhiều cơ hội giao thương hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ logistics.
“Cơ chế một cửa sẽ không thể hoạt động thông suốt, nếu các phần mềm không có kết nối. Smartlog nhận thấy cơ hội lớn trong lĩnh vực này. Sử dụng một nền tảng chung, và/hoặc kết nối những nền tảng vào hệ sinh thái là xu hướng tất yếu. Đây là tiền đề thuận lợi cho sự ra đời và phát triển những nền tảng kết nối logistics”, ông Hồng nhấn mạnh.
Hoàn thiện hạ tầng cứng và tăng tốc kết nối số
Theo ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng như start-up đã thiết lập hoạt động tại Việt Nam để tận dụng lợi thế kết nối chiến lược của Việt Nam với các nền kinh tế châu Á, đặc biệt tại ASEAN, như cửa ngõ để phát triển kinh doanh ra khu vực.
Kết quả khảo sát được thực hiện tại Diễn đàn Doanh nghiệp ASEAN 2020 mà Standard Chartered tổ chức cuối tháng 8 vừa qua cho thấy, có đến 38% doanh nghiệp được hỏi khẳng định sẽ xem xét Việt Nam là một trong những điểm đến để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ và tỷ lệ này cao nhất trong các nước ASEAN.
Với sức hút như vậy, ông Nirukt Sapru cho rằng: “Covid-19 chỉ là lực cản tức thời và không thể ngăn được các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội mới, khi Việt Nam đưa ra và triển khai các chiến lược mới nhằm duy trì tăng trưởng trong nước”.
Tại Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Covid-19” tổ chức đầu tuần này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số sẽ là những yếu tố cốt lõi cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ mong muốn Ngân hàng Standard Chartered, với mạng lưới kết nối rộng khắp trên thế giới, sẽ tăng cường kết nối các nhà đầu tư, thu hút các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam, cùng với Việt Nam xây dựng các trung tâm, cơ sở chuyên biệt để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới như trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính…
Từ góc nhìn doanh nghiệp, ông C.K.Tong, CEO của BW Industrial Development nhấn mạnh, ngoài kết nối số, để kích thích tăng trưởng, thu hút đầu tư, Việt Nam cần tập trung hơn cho hạ tầng, logistics…
Các chuyên gia Công ty Tư vấn kinh doanh và thuế Dezan Shira & Associates cũng cho rằng, chuyển đổi số không phải là câu chuyện một sớm, một chiều với hiệu ứng tức thời, mà đòi hỏi những nỗ lực không ngừng về đổi mới công nghệ mọi mặt của xã hội.
Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam được đầu tư với công nghệ khá cập nhật so với các quốc gia châu Âu hoặc Mỹ.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp Việt muốn mở rộng quy mô và tiến hành chuyển đổi số là huy động vốn, bởi sức ép cạnh tranh gọi vốn ngày càng tăng. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chịu tác động mạnh từ Covid-19, những lĩnh vực mà nhà đầu tư quan tâm và muốn rót vốn bị thu hẹp, trong khi số lượng start-up và đơn vị đổi mới sáng tạo lại có xu hướng tăng lên.
-
Kiếm tiền từ 5G: Nhà mạng bối rối -
Samsung sẽ ra mắt “Galaxy S thế hệ mới” vào ngày 23/1/2025 -
Bứt phá hiệu suất doanh nghiệp với HP EliteBook 845 G11 AI PC -
Apple Intelligence: Cải tiến hay “gánh nặng” bộ nhớ? -
Việt Nam có 28,2 triệu người chơi eSports -
Nhà mạng tăng tốc từ điểm tựa “không gian mới” -
Hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết