
-
Xuất khẩu quý I là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu cả năm
-
Lo hàng dệt may đội giá, sức tiêu thụ tại thị trường Mỹ sẽ giảm 50-70%
-
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã
-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD
-
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp -
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít
![]() |
Tổng kết vụ vải thiều năm 2019, Bắc Giang thu về 6.365 tỷ đồng. |
Theo ông Nguyễn Văn Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang (Sở Công thương tỉnh Bắc Giang), 2018 là năm bội thu của người nông dân trồng vải thiều trên đất Bắc Giang. Cụ thể, kết thúc vụ vải 2018, Bắc Giang xuất bán 215 ngàn tấn vải thiều, thu về gần 5.800 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ vải đạt khoảng 3.500 tỷ, còn lại là doanh thu từ các ngành dịch vụ phụ trợ.
Nhưng sang năm 2019, vải thiều Bắc Giang còn tạo nên kỳ tích mới. Dù bị mất mùa, sản lượng giảm gần một nửa so với năm 2018. Song năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ quả vải tươi toàn tỉnh đạt 147.030 tấn (vải sớm 38.780 tấn, vải chính vụ 108.250 tấn), tổng giá trị đạt 6.365 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu từ vải thiều đạt 4.675 tỷ đồng, thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ đạt 1.690 tỷ đồng. Đây là con số "khủng" nhất từ trước tới nay mà tỉnh này thu được từ vụ vải.
Nguyên nhân là do giá vải năm nay cơ bản được giữ ổn định ở mức cao. Theo Sở Công thương Bắc Giang cho biết, giá vải thiều năm 2019 luôn ổn định ở mức cao. Vải thiều chính vụ giá dao động từ 30.000-50.000 đồng/kg; vải sớm ở Lục Ngạn từ 40.000-60.000 đồng/kg. Thời kỳ cao điểm, giá vải sớm loại đẹp tại Lục Ngạn có lúc bán được trên 70.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, không chỉ bán được giá cao mà thương lái còn tranh nhau tới Bắc Giang thu mua vải thiều. Cụ thể, đầu vụ chỉ có khoảng 260 thương nhân Trung Quốc sang kết hợp với các thương nhân Việt Nam đặt điểm cân thu mua vải thiều của bà con nông dân rồi xuất sang Trung Quốc. Đến giữa vụ vải con số này đã lên tới 400 thương nhân. Kéo theo đó, số điểm cân trên toàn tỉnh tăng lên tới trên 500 điểm lớn nhỏ, trong đó tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lục Ngạn, Lục Nam.
Ngoài thương lái Trung Quốc, quả vải thiều đặc sản của Bắc Giang còn được xuất khẩu theo đường chính ngạch sang một số nước khu vực như: Trung Đông, EU, Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Úc,... với tổng sản lượng xuất khẩu (tính cả thị trường Trung Quốc) chiếm khoảng 54,6%.
Trong khi đó, quả vải tươi cũng được tiêu thụ toàn quốc. Ông Thọ cho biết, trái vải tươi của tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ khắp toàn quốc. Trong đó, những địa phương tiêu thụ với số lượng lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận phía Bắc; các tỉnh miền Trung, các tỉnh phía Nam.
Thông qua các thương nhân phân phối, các chợ đầu mối (Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn – TP HCM, Dầu Giây - Đồng Nai…) và các trung tâm thương mại, trái vải tươi của tỉnh Bắc Giang đã có mặt tại hầu hết các siêu thị lớn như Saigon Co.opMart, Big C, Happro, Aeon, Lotte, Vinmart, Fivimart... cũng như các cửa hàng tiện ích, các chợ truyền thống... Tổng sản lượng tiêu thụ nội địa đạt khoảng 67.412 tấn, chiếm khoảng 45,8% tổng sản lượng tiêu thụ.

-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD -
Việt Nam nên nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn từ Mỹ -
Ít bị ảnh hưởng bởi biến động thế giới, chăn nuôi lợn còn nhiều dư địa tăng trưởng -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp -
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít -
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới -
Mặt hàng thặng dư thương mại nào cần làm rõ với Mỹ sau khi điều chỉnh thuế quan?
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort