-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Ngày 1/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin về kết quả điều tra truy vết ổ dịch Covid-19 tại Đông Anh, Hà Nội.
Bệnh viện Bạch Mai đã huy động nhân lực và vật lực tối đa, khẩn trương, thần tốc để thiết lập bệnh viện dã chiến hỗ trợ Hà Nam chống dịch. |
Liên quan đến BN 2911 (F1 của BN 2899), cơ quan chức năng đã điều tra được 27F1, trong đó có 25 trường hợp âm tính và 2 trường hợp dương tính là BN 2927, 2928.
Với BN 2927 (N.H.N.), đã điều tra được 17F1 tại Hà Nội, kết quả xét nghiệm 17/17 âm tính. Với BN 2928 (N.Đ.Đ.), đã điều tra được 27F1 tại Hà Nội, kết quả xét nghiệm 27/27 âm tính.
Những trường hợp có tiếp xúc với 2 bệnh nhân 2927 và 2928 đã về quê đang được các địa phương điều tra truy vết và lấy mẫu xét nghiệm. Hiện tại chưa ghi nhận trường hợp dương tính mới.
Về nơi làm việc của ca mắc Covid-19, theo ông Khổng Minh Tuấn, Giám đốc CDC Hà Nội, hiện Công ty Panasonic có khoảng 2.800 công nhân.
Nếu số công nhân này về các địa phương mà không kịp thời được điều tra, truy vết thì nguy cơ bùng dịch rất lớn. Bởi cứ tính trung bình, 1 F0 thì có từ 40- 50 F1; 80 -100 F2.
Với số lượng khoảng 2.800 công nhân của Công ty Panasonic chẳng may có thêm 1 ca dương tính thì việc truy vết rất vất vả, do đó, đòi hỏi công tác vào cuộc phải hết sức cấp bách.
Ông Tuấn đề nghị, 2 công ty trong khu công nghiệp Thăng Long có công nhân dương tính lần 1 phải làm thế nào để có được danh sách cư dân, công nhân có địa chỉ, thân nhân cụ thể, kèm số điện thoại và việc này cần tiến hành ngay.
Thậm chí, công nhân cần nhận được thông báo khẩn trương tự cách ly tại nhà cho đến khi có thêm kết quả xét nghiệm của 2 trường hợp dương tính lần 1, sẵn sàng cho toàn bộ các hoạt động vào cuộc cách ly, truy vết… "Nếu không có danh sách 2.800 công nhân thì sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch", Ông Tuấn khẳng định:
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Hà Nam và một số địa phương trong cả nước, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, ngay trong ngày 30/4 và sáng 1/5, Bệnh viện Bạch Mai đã cử 3 đoàn công tác với trên 100 cán bộ các chuyên ngành truyền nhiễm, xét nghiệm, hồi sức, cấp cứu, kiểm soát nhiễm khuẩn… đến khảo sát, hỗ trợ và trực tiếp cùng Hà Nam thiết lập Bệnh viện dã chiến tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đặt tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Theo đó, quy mô của bệnh viện dã chiến này lắp đặt khoảng 300 - 500 giường, trong đó có 30 giường cấp cứu hồi sức, áp dụng đầy đủ kỹ thuật cao từ EMCO, máy thở để phục vụ người bệnh.
Nói về tiến độ thành lập bệnh viện dã chiến tại Hà Nam, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngay đêm 29/4, thừa lệnh của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành họp bàn kế hoạch hỗ trợ Hà Nam.
Sáng ngày 30/4 hàng trăm cán bộ của Bệnh viện đã xuống giám sát và triển khai phòng xét nghiệm Covid-19. Đến chiều cùng ngày đã sẵn sàng nhận các test, có thể triển khai xét nghiệm 10.000 mẫu/ngày.
Đến đêm 30/4, hoàn thành cơ bản khu vực điều trị cấp cứu và hiện tại đã sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân đầu tiên.
Theo kế hoạch, từ chiều 1/5, tỉnh Hà Nam sẽ chuyển các bệnh nhân F1 nguy cơ cao (người lớn tuổi, có bệnh lý nền, trẻ em…) đến nằm điều trị và theo dõi tại bệnh viện dã chiến này.
Tại bệnh viện dã chiến, hệ thống xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cũng được khởi động, có thể hỗ trợ Hà Nam xét nghiệm ngay với công suất 10.000 mẫu/ngày.
Theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, toàn bộ 500 giường, máy móc, trang thiết bị, hệ thống oxy, thuốc men… của bệnh viện dã chiến tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đều được chuyển đến từ cơ sở 1.
“Chúng tôi đã bố trí 5 kíp bác sĩ theo các chuyên khoa như: Cấp cứu, điều trị tích cực, truyền nhiễm, tim mạch và nhi tại bệnh viện dã chiến đảm bảo điều trị cho bệnh nhân”, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025